Search

Eng

Vie

The item you are viewing, we can not develop the English

KẾ HOẠCH - TH QUYẾT ĐỊNH 84 - HIV

Monday, 25 October 2010 04:36

 Tóm tắt:

- Mục tieu đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020

- Đối tượng

- Các hoạt động và giải pháp

-  Kinh phí thực hiện

-  Phân công thực hiện


 

UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

 

Số:             /KH - UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

 

   Tp.Hồ Chí Minh, ngày        tháng       năm 2010

 

DỰ THẢO

                             

 

KẾ HOẠCH

Triển khai tổ chức thực hiện Quyết định 84/2009/QĐ-TTg Ngày 04 tháng 06 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010

và tầm nhìn đến năm 2020.

 

 

Thực hiện Quyết định 84/2009/QĐ- TTg ngày 04 tháng 06 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ  về  phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia Vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Hiện nay, tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước đều đã có trẻ em dưới 16 tuổi bị nhiễm HIV, với tổng số trẻ nhiễm HIV tích lũy đến hết tháng 3 năm 2009 là 3402. Tỷ lệ người nhiễm HIV là trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 13 tuổi được báo cáo tăng dần qua mỗi năm, tỷ lệ này tăng từ 0,2% năm 1993 lên 1,8% trong năm 2008. Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2009, số trẻ em được báo cáo nhiễm HIV chiếm 2,7%, tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng qua từng năm. Dự báo tính đến năm 2010 số trẻ nhiễm HIV sẽ là 5.100 trẻ và con số này sẽ tăng lên 5.700 trẻ vào năm 2012.

Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh ước tính đang có khoảng 6.000 – 7.000 trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trong những năm qua,  các đơn vị, các tổ chức trong nước, với sự đóng góp của các nhà hảo tâm, sự tài trợ của các tổ chức quốc tế đã và đang quản lý, chăm sóc khoảng 5.000 trẻ, trong đó số trẻ nhiễm là 1.194, số trẻ đang điều trị ARV là 721 trẻ. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật để chúng ta áp dụng trong việc chăm sóc trẻ nhiễm rất ít, thậm chí không có đối với nhóm trẻ bị ảnh hưởng. Hiện tại, chỉ có Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính Phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội và Quyết định số 65//2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010”.

Nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc đối với trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn thành phố, Uỷ ban Nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện chương trình hành động Vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 như sau :

 

I - MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020:

1). Các mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

a) Mục tiêu 1: Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chính sách xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010:

- Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính sách xã hội theo quy định hiện hành.

 

b) Mục tiêu 2: Hình thành các dịch vụ cần thiết có chất lượng cao và thân thiện đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010:

- 75 - 80% trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chăm sóc, điều trị, tư vấn thích hợp.

- 85% phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới sáu tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV; 75% trẻ sơ sinh là con của bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện HIV ngay sau khi chào đời.

- 50% cơ sở chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho người lớn nhiễm HIV có lồng ghép các dịch vụ nhi khoa trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV.

- Ít nhất 30% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp các dịch vụ chăm sóc tâm lý – xã hội; chăm sóc tại gia đình và cộng đồng; tư vấn và xét nghiệm HIV; hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; tiếp nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

- 50% cơ sở giáo dục có bố trí nhân viên y tế có khả năng tư vấn cho trẻ em học đường về vấn đề lây nhiễm HIV và kỹ năng xử trí khi có trường hợp phơi nhiễm HIV.

- Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình, cộng đồng (giao cho các gia đình nuôi dưỡng hoặc nhận đỡ đầu).

- 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của các tổ chức dân sự tại cộng đồng được nhận hỗ trợ về kỹ thuật hoặc tài chính để thực hiện các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV.

 

c) Mục tiêu 3: Cải thiện cơ chế cung cấp thông tin, giáo dục, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010:

- 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở chăm sóc và điều trị trẻ em nhiễm HIV của các tổ chức tôn giáo và tổ chức dân sự tại cộng đồng được cung cấp kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và kỹ năng chăm sóc trẻ HIV, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV.

- 70% tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp kiến thức và hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- 70% cán bộ quản lý trẻ em nhiễm HIV tại cộng đồng, 60% nhóm tự lực, 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ đủ mười ba tuổi trở lên, trên 90% người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở dịch vụ xã hội và tổ chức xã hội được cung cấp thông tin về các dịch vụ chăm sóc, tư vấn, về chính sách xã hội hiện hành và các quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

 

d) Mục tiêu 4: Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010:

- Ít nhất 70% nhà quản lý làm việc với trẻ em trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, lao động – thương binh và xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

- Ít nhất 50% phụ huynh, học sinh, giáo viên của các cơ sở giáo dục được cung cấp thông tin về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, kiến thức cơ bản về quyền của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Ít nhất 30% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

 

đ) Mục tiêu 5: Cải thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Chỉ tiêu đến năm 2010:

- Hoàn thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

 

2). Tầm nhìn đến năm 2020:

- Nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Giai đoạn 2011 – 2020, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Bảo đảm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc, tư vấn thích hợp, tiếp cận với giáo dục hoặc được hỗ trợ học nghề, hưởng các chính sách xã hội theo quy định hiện hành, được sống an toàn cùng với bố, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân trực hệ hoặc được sống ở những cơ sở chăm sóc thay thế; trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chẩn đoán, điều trị các bệnh có liên quan đến HIV/AIDS.

 

II - ĐỐI TƯỢNG

1). Trẻ em dưới 16 tuổi; và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

2). Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bao gồm:

a) Trẻ em nhiễm HIV.

b) Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV:

- Trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

- Trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV.

- Trẻ em sử dụng ma túy.

- Trẻ em bị xâm hại tình dục.

- Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy.

- Trẻ em là nạn nhân của tội mua bán người.

- Trẻ em lang thang.

- Trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác.

- Trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

 

III - CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP

1). Các hoạt động chủ yếu:

* Năm 2009 – 2010:

a) Nghiên cứu, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

- Rà soát, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong hệ thống y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về hoạt động của các nhóm tự lực những người nhiễm HIV.

- Xây dựng và ban hành văn bản về cơ chế chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV; hướng dẫn lồng ghép trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV với người lớn nhiễm HIV tại các cấp; quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

 

b) Thiết lập các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

- Tăng cường thực hiện các dịch vụ hiện có về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, phát hiện sớm, chăm sóc, điều trị, tư vấn về HIV/AIDS cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Cung cấp, hỗ trợ và nhân rộng các dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về chăm sóc tâm lý – xã hội; về chăm sóc tại gia đình, cộng đồng; về tư vấn và xét nghiệm HIV; về hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; về nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

- Cung cấp, hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện các quy trình chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV, quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Cung cấp và kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị trẻ em nhiễm HIV ở các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

- Cung cấp kiến thức về chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho gia đình, cộng đồng và cán bộ y tế ở các trường học, trung tâm dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội.

 

c) Cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

- Cung cấp thông tin, kiến thức cho người làm công tác quản lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS như: nhân viên làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, các tổ chức xã hội, những cán bộ quản lý tại cộng đồng, những nhà quản lý làm việc với trẻ em trong lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội, phụ huynh học sinh, đặc biệt ưu tiên người làm việc trực tiếp với trẻ em nhiễm HIV và trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV.

- Xây dựng cơ chế tăng cường phổ biến thông tin về các dịch vụ, chính sách xã hội có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

 

d)  Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và được tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:

- Xây dựng tài liệu nâng cao kiến thức cho đối tượng có liên quan về sự lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Nội dung tập huấn của các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phải được lồng ghép các nội dung về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Xây dựng tài liệu giáo dục ngoại khóa về phòng, chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, tiến tới hoàn thiện để lồng ghép vào chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV tham gia một số hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em do ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.

 

đ) Hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

- Hoàn thiện các chỉ số theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc sử dụng các công cụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

 

* Tầm nhìn đến năm 2020:

Tiếp tục thực hiện các nội dung giai đoạn 2009 – 2010. Tuy nhiên, cần tập trung hơn vào các hoạt động sau:

            - Tổ chức tập huấn, truyền thông về kiến thức phòng chống HIV ở trẻ em cho cán bộ, trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

            - Hỗ trợ tổ chức các hoạt động sinh hoạt, vui chơi giải trí; hỗ trợ truyền thông, tập huấn các kiến thức và hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực BVCSTE bị ảnh hưởng HIV/AIDS.

            - Tập huấn, truyền thông về các dịch vụ chăm sóc, tư vấn, chính sách xã hội hiện hành, quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS với cán bộ quản lý trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS tại cộng đồng, nhóm tự lực, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

            - Tập huấn kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em; Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc ở người,...cho Lãnh đạo các Sở, ban ngành thành phố quận – huyện có làm việc với trẻ em thuộc các ngành Y tế, Giáo dục và đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

            - Tập huấn cho giáo viên; truyền thông cho phụ huynh và học sinh trong trường học về kiến thức và biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS, kiến thức cơ bản về Quyền trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Tổ chức các hội thảo, diễn đàn với thành phần là các nhà cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, các dịch vụ khác, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV nhằm tuyên truyền, giáo dục việc kỳ thị và phân biệt đối xử.      

            - Chăm sóc, điều trị, tư vấn miễn phí cho cho trẻ em bị nhiễm, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

            - Cấp thuốc miễn phí kháng HIV cho trẻ em dưới 6 tuổi bị nhiễm HIV.

            - Xét nhiệm HIV cho trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV.

            - Lồng ghép các dịch vụ chẩn đoán, chăm sóc, điều trị trẻ em nhiễm HIV trong các cơ sở y tế có chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người lớn nhiễm HIV.

- Tìm kiếm, giới thiệu nguồn chăm sóc thay thế cho trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Hỗ trợ cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được học nghề, giới thiệu việc làm, tư vấn tâm sinh lý và được hưởng các chính sách xã hội theo quy định hiện hành.

- Cung cấp các dịch vụ chăm sóc tâm lý – xã hội; chăm sóc tại gia đình và cộng đồng; tư vấn và xét nghiệm HIV; hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; tiếp nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ lứa tuổi mầm non.

- Bố trí nhân viên y tế có khả năng tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục.

- Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình, cộng đồng.

- Hỗ trợ để thực hiện các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Thực hiện các hoạt động vận động các nhà tài trợ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng nguồn vốn đầu tư cho công tác hỗ trợ và chăm sóc trẻ em nhiễm, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

 

2). Các giải pháp thực hiện:

a) Giải pháp về xã hội:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người nhiễm HIV và gia đình của người nhiễm HIV tham gia hoạt động dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV; hoạt động dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV.

- Tăng cường và hỗ trợ các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

- Nâng cao kiến thức về pháp luật, chính sách, thông tin về dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

b) Giải pháp về kỹ thuật:

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn các tiêu chuẩn dịch vụ thiết yếu, bổ sung các dịch vụ chưa có và dịch vụ chất lượng cao về phòng ngừa, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Xây dựng, hướng dẫn và nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức xã hội về nhận biết và đánh giá nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Cung cấp trang thiết bị thiết yếu cho các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện những dịch vụ hỗ trợ tư vấn, truyền thông, dự phòng, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và cho người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

c) Giải pháp nâng cao năng lực quản lý:

- Nâng cao năng lực chuyên môn của những người cung cấp dịch vụ xã hội trong việc dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Kiểm tra và đánh giá chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu về dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

d) Giải pháp về huy động nguồn lực:

Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động đến năm 2010: được huy động từ các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác); được lồng ghép trong Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010; được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định hiện hành trên cơ sở kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

IV – KINH PHÍ THỰC HIỆN:

TT

Nội dung hoạt động

Kinh phí (ngàn đồng)

Tổng cộng

Năm 2010

Nguồn

Năm 2011

Nguồn

1

Nghiên cứu, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

 

 

 

 

 

2

Thiết lập các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

 

 

 

 

 

 

3

Cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và được tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

 

 

 

5

Hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

V – PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:

1.      Sở Lao động – Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chịu trách nhiệm chính về tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch hành động.

-  Điều phối, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hành động.

- Hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm, tư vấn; đảm bảo các dịch vụ về phúc lợi xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Triển khai, thực hiện các nội dung thuộc ngành quản lý, có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS của kế hoạch hành động.

- Tổ chức, đánh giá; Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.      Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội: Lồng ghép các nội dung hoạt động của kế hoạch hành động liên quan lĩnh vực quản lý với các hoạt động của các chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS.

3.      Sở Tài chính phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: hướng dẫn các Sở, ngành có liên quan sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch hành động.

4.      Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội: Triển khai các nội dung về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Lồng ghép việc thực hiện các nội dung có liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của kế hoạch hành động đến năm 2010  với việc thực hiện Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010.

5.      Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội: triển khai các nội dung về giáo dục có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của kế hoạch hành động.

6.      Ủy ban nhân dân quận, huyện: Tùy theo tình hình đặc thù của mỗi địa phương, xây dựng kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và triển khai đạt hiệu quả.

Các Sở, ban ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch, triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động; báo cáo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, thời hạn 6 tháng (trước ngày 20 tháng 06), năm (trước ngày 20 tháng 11).

   

 

Nơi nhận:                                                                       KT. CHỦ TỊCH

- Bộ LĐTB- XH;                                                                   PHÓ CHỦ TỊCH

-Thường trực Thành Ủy;

- Thường trực HĐND TP;

- TTUB; CT và các PCT;

- Sở, ngành TP;

- UBND quận, huyện;

- Lưu.

   Hứa Ngọc Thuận

 

 

 

Related post

Will you join us?
Co-operate Donate
Go to top