Search

Eng

Vie

The item you are viewing, we can not develop the English

Công ước Quốc tế về quyền trẻ em

Wednesday, 24 March 2010 03:53

Số văn bản:
Nội dung tóm lược: Gồm 48 điều về quyền trẻ em và việc bảo đảm quyền của trẻ em trong quá trình sinh sống, học tập…


Nội dung chi tiết:



Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Lời nói đầu
Các quốc gia thành viên của Công ước này,
Xét rằng, theo các nguyên tắc đã công bố trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, sự công nhận phẩm cách vốn có cũng như các quyền bình đẳng và không thể tước đoạt được của mọi thành viên trong cộng đồng con người là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới,
Ghi nhớ rằng, các dân tộc thành viên của Liên Hợp Quốc đã từng khẳng định lại trong Hiến chương niềm tin của mình vào các quyền con người cơ bản, phẩm cách và giá trị của con người, đồng thời quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và cải thiện trên cơ sở nền tự do rộng lớn hơn điều kiện sinh sống,
Công nhận rằng, trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và các Công ước quốc tế về quyền con người, Liên Hợp Quốc đã công bố và thỏa thuận rằng mọi người đều có quyền được hưởng tất cả các quyền và tự do đã được nêu ra trong các văn kiện đó, mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc mối tương quan khác,
Nhắc lại rằng, trong Tuyên ngôn thế giới quyền con người, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt,
Tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng,
Công nhận rằng, để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm,
Xét rằng, trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi nấng, giáo dục theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là theo tinh thần hoà bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết,
Ghi nhớ rằng, chăm sóc đặc biệt của trẻ em là một yêu cầu đã được khẳng định trong Tuyên ngôn Giơnevơ ngày 20-11-1924 về quyền trẻ em, trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1959 và đã được thừa nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (đặc biệt trong các Điều 23 và 24), trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (đặc biệt trong Điều 10), trong các điều lệ và văn kiện có liên quan khác của các cơ quan chuyên môn và các tổ chức quốc tế chuyên trách về phúc lợi của trẻ em,
Ghi nhớ rằng, như đã nêu trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em, “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”,
Nhắc lại rằng, các điều khoản của Tuyên ngôn về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi của trẻ em, đặc biệt đối với việc thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước; những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) và Tuyên ngôn về bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong trong trường hợp khẩn cấp hoặc xung đột vũ trang,
Công nhận rằng, ở tất cả các nước trên thế giới, vẫn còn những trẻ em sống trong những điều kiện khó khăn khác thường và những trẻ em cần được quan tâm đặc biệt,
Cân nhắc thích đáng tầm quan trọng của các truyền thống và giá trị văn hoá của mỗi dân tộc nhằm bảo vệ và phát triển hài hòa trẻ em,
Công nhận tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế với việc cải thiện điều sinh hoạt của trẻ em ở mọi nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Đã thỏa thuận như sau:
phần i

Điều 1
Trẻ em là ai ?
Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.

Điều 2

  1. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước đối với mỗi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo nào, không kể người đó có quan điểm gì khác như thế nào, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác ra sao.
  2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ tránh khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì lý do về địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên trong gia đình của trẻ em.

Điều 3

  1. Trong mọi hoạt động đối với trẻ em, dù của cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay của tư nhân, tòa án, nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp, những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.
  2. Các Quốc gia thành viên cam kết bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của trẻ em, có tính đến những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, của những người giám hộ pháp lý hoặc những người khác chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với trẻ em, và nhằm mục đích đó, sẽ thực thi tất cả mọi biện pháp pháp quy và hành chính thích hợp.
  3. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và phương tiện phụ trách việc chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em tuân thủ những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định, đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn, sức khoẻ, về số lượng và sự phù hợp của đội ngũ nhân viên các cơ quan đó cũng như về sự giám sát thành thạo.

Điều 4

Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp lập pháp, hành chính thích hợp và những biện pháp khác để thực hiện những quyền được thừa nhận trong Công ước này. Về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, các Quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp như vậy ở mức tối đa các nguồn lực sẵn có của họ và, khi cần thiết, trong khuôn khổ hợp tác quốc tế.

Điều 5
Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng những trách nhiệm, quyền và nhiệm vụ của cha mẹ hoặc,trong trường hợp thích hợp, của những thành viên của gia đình mở rộng hoặc của cộng đồng theo phong tục địa phương quy định, của những người giám hộ pháp lý hay những người khác chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với trẻ em, trong việc chỉ bảo và hướng dẫn một cách thích hợp cho trẻ em thực hiện những quyền được thừa nhận trong Công ước này, theo cách thức phù hợp với nhịp phát triển khả năng của trẻ em.

Đã được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20-11-1989 và có hiệu lực từ 2-9-1990.

Điều 6

  1. Các Quốc gia thành viên công nhận rằng tất cả trẻ em đều có quyền cố hữu được sống.
  2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Điều 7

  1. Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi ra đời và có quyền có họ tên, có có quốc tịch, và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.
  2. Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo việc thực thi những quyền đó theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc gia, và những nghĩa vụ của họ theo các văn kiện quốc tế có liên quan trong lĩnh vực này, đặc biệt trong trường hợp, nếu không làm như thế thì trẻ em sẽ không có quốc tịch.

Điều 8

  1. Các Quốc gia thành viên cam kết tôn trọng quyền của trẻ em được giữ gìn bản sắc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận, không có sự can thiệp phi pháp.
  2. Nơi nào có trẻ em bị tước đoạt một cách phi pháp một vài hoặc tất cả những yếu tố cấu thành bản sắc của các em, thì các Quốc gia thành viên phải giúp đỡ và bảo vệ thích hợp, nhằm nhanh chóng khôi phục lại bản sắc cho các em đó.

Điều 9

  1. Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em không bị buộc phải cách li cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp những nhà chức trách có thẩm quyền, tuân theo sự xem xét của pháp luật, quyết định rằng theo luật pháp và các thủ tục thích hợp thì việc cách ly như thế là cần thiết cho những lợi ích tốt nhất của trẻ em. Một quyết định như thế có thể là cần thiết trong trường hợp đặc biệt như khi trẻ em bị cha mẹ xúc phạm hay xao nhãng, hoặc khi cha mẹ sống ly thân và cần phải có một quyết định về nơi cư trú của trẻ em.
  2. Trong mọi quá trình tố tụng căn cứ theo Khoản 1 của Điều này, tất cả các bên liên quan phải được tạo cơ hội tham gia quá trình tố tụng và bày tỏ quan điểm của mình.
  3. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền của trẻ em bị sống cách ly khỏi cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, được duy trì những quan hệ riêng tư và được tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ một cách đều đặn, trừ khi những việc này trái với lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  4. Nơi nào mà sự cách ly như vậy là kết quả của bất kỳ hành động nào do một Quốc gia thành viên tiến hành như giam giữ, bỏ tù, đưa đi đày, lưu vong hay chết (gồm cả cái chết xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào trong khi người đó đang bị nhà nước giam giữ) của cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ của trẻ em, hay của trẻ em, thì theo yêu cầu, nhà nước đó phải cung cấp cho cha mẹ, cho trẻ em hoặc, nếu thích hợp, cho một thành viên khác của gia đình, những thông tin thiết yếu về địa chỉ của một hay nhiều thành viên vắng mặt của gia đình, trừ trường hợp việc cung cấp thông tin như thế sẽ phương hại đến phúc lợi của trẻ em. Các Quốc gia thành viên còn phải đảm bảo rằng việc đề ra yêu cầu như vậy sẽ không tự nó gây nên những hậu quả có hại cho người (hoặc những người) liên quan.

Điều 10

  1. Phù hợp với nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo Điều 9, Khoản 1, các đơn của trẻ em hoặc của cha mẹ các em yêu cầu được nhập cảnh hay xuất cảnh từ một Quốc gia thành viên vì mục đích đoàn tụ gia đình, phải được các Quốc gia thành viên xử lý một cách tích cực, nhân đạo và khẩn trương. Hơn nữa, các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng việc đưa một yêu cầu như thế sẽ không gây ra những hậu quả có hại cho những người đứng đơn yêu cầu và cho những thành viên trong gia đình họ.
  2. Trẻ em có cha mẹ mà mỗi người cư trú ở một quốc gia khác nhau có quyền duy trì đều đặn, trừ hoàn cảnh đặc biệt, các quan hệ cá nhân và tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ. Nhằm mục đích đó và phù hợp với nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo Điều 9, Khoản 1, các Quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền của trẻ em và của cha mẹ được rời bất cứ nước nào, kể cả chính nước của họ, và quyền nhập cảnh vào nước họ. Quyền được rời bất kỳ nước nào sẽ chỉ lệ thuộc vào những điều hạn chế được ghi trong luật pháp và cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế, đạo đức hoặc những quyền tự do của những người khác và phù hợp với các quyền khác được thừa nhận trong Công ước này.

Điều 11

  1. Các Quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp chống lại việc mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp và không đưa trở về.
  2. Để đạt được mục tiêu này các Quốc gia thành viên cần phải thúc đẩy việc ký kết những hiệp định hai bên hoặc nhiều bên tham gia các hiệp định hiện có.

Điều 12

  1. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do bày tỏ những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em.
  2. Vì mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt tạo cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có tác động đến trẻ em, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hoặc một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc tố tụng của luật pháp quốc gia.

Điều 13

  1. Trẻ em cần có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại thông tin và tư tưởng, không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn.
  2. Việc thực hiện quyền này có thể phải chịu một số hạn chế, những hạn chế này chỉ có thể là những điều được quy định trong luật pháp và là cần thiết.

a) Để tôn trọng các quyền và thanh danh của người khác, hoặc
b) Để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ cộng đồng hoặc đạo đức.

Điều 14

  1. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của trẻ em.
  2. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và trong trường hợp thích hợp, của người giám hộ pháp lý, trong việc hướng dẫn trẻ em thực hiện quyền này một cách phù hợp với khả năng đang phát triển của trẻ em.
  3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ có thể chịu những hạn chế do pháp luật đề ra và là cần thiết để bảo vệ an toàn công cộng, trật tự xã hội, y tế và đạo đức hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác.

Điều 15

  1. Các Quốc gia thành viên công nhận các quyền của trẻ em được tự do kết giao và tự do hội họp hoà bình.
  2. Không được đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với việc thực hiện các quyền này, ngoài những điều đã đề ra phù hợp với luật pháp và là cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự xã hội, bảo vệ công cộng, đạo đức hay bảo vệ những quyền và tự do của những người khác.

Điều 16

  1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín, cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.
  2. Trẻ em có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.

Điều 17
Các Quốc gia thành viên công nhận chức năng quang trọng của các phương tiện thông tin đại chúng và phải bảo đảm rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, đặc biệt là những thông tin tư liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em. Nhằm mục đích này các Quốc gia thành viên sẽ:

  1. Khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến các thông tin và tư liệu có lợi về mặt xã hội và văn hoá cho trẻ em phù hợp với tinh thần của Điều 29;
  2. Khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc sản xuất, trao đổi và phổ biến những thông tin và tư liệu như thế từ nhiều nguồn văn hóa, quốc gia và quốc tế khác nhau;
  3. Khuyến khích việc sản xuất và phổ biến sách dành cho trẻ em;
  4. Khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng đặc biệt lưu ý đến những nhu cầu về ngôn ngữ của trẻ em thuộc nhóm thiểu số hay là người bản địa;
  5. Khuyến khích phát triển những đường lối thích hợp cho sự bảo vệ trẻ em chống lại những thông tin và tư liệu có hại cho ích lợi của trẻ em, có lưu ý đến những khoản được nêu trong các Điều 13 và 18.

Điều 18

Các Quốc gia thành viên phải có những cố gắng cao nhất đảm bảo việc thừa nhận nguyên tắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi

  1. dưỡng và phát triển trẻ em. Cha mẹ và tùy trường hợp có thể là người giám hộ pháp lý, chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng và phát triển của trẻ em. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ.
  2. Vì mục đích bảo đảm và cổ vũ cho các quyền được xác lập trong Công ước này, các Quốc gia thành viên phải giành sự giúp đỡ thích đáng cho cha mẹ và người giám hộ pháp lý trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi nấng trẻ em, và phải bảo đảm sự phát triển những thể chế, những phương tiện và dịch vụ chăm sóc trẻ em.
  3. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo cho con cái của những bậc cha mẹ đang làm việc có quyền được hưởng các dịch vụ và phương tiện chăm sóc trẻ em mà họ có đủ tư cách để được hưởng.

Điều 19

  1. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc xao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả sự xâm phạm về tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em.
  2. Những biện pháp bảo vệ như vậy, trong chừng mực thích hợp, phải bao gồm các thủ tục hữu hiệu để thành lập các chương trình xã hội nhằm dành sự hỗ trợ cần thiết cho trẻ em và cho những người chăm sóc trẻ em, cũng như cho các hình thức phòng ngừa khác và cho việc xác định, báo cáo, chuyển cấp, điều tra, xử lý và tiến hành những bước tiếp theo trong trường hợp ngược đãi trẻ em như đã mô tả trước đây, và, nếu thích hợp, cho việc can thiệp của pháp luật.

Điều 20

  1. Trẻ em, khi tạm thời hay vĩnh viễn vị tước mất môi trường gia đình của mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất cho chính bản thân mình mà không thể được phép tiếp tục ở trong môi trường ấy, có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước.
  2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em như thế được hưởng sự chăm sóc thay thế tương ứng, phù hợp với luật pháp quốc gia.
  3. Sự chăm sóc như vậy có thể bao gồm nhiều hình thức, chẳng hạn như gửi nuôi, hình thức Kafalah của luật Đạo Hồi gửi làm con nuôi hoặc nếu cần thiết, gửi vào những cơ sở chăm sóc trẻ em thích hợp. Khi cân nhắc các giải pháp, cần lưu ý thích đáng rằng sự liên tục trong việc nuôi dạy trẻ em là một điều đáng mong muốn, cũng như phải quan tâm thích đáng đến nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của trẻ em.

Điều 21
Các Quốc gia thành viên công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con nuôi phải đảm bảo rằng những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm cao nhất và phải:
a) Đảm bảo rằng việc nhận trẻ em làm con nuôi chỉ có thể do những nhà chức trách có thẩm quyền cho phép, những nhà chức trách này quyết định, theo đúng pháp luật và các thủ tục được áp dụng và trên cơ sở tất cả thông tin liên quan đáng tin cậy, rằng xét tình trạng của trẻ em về cha, mẹ, họ hàng, người giám hộ pháp lý thì việc nhận trẻ em làm con nuôi là có thể cho phép được và rằng những người có liên quan, nếu được yêu cầu, đã cho biết họ đã được thông tin và đồng ý việc nhận làm con nuôi đó trên cơ sở đã tham khảo ý kiến cần thiết;
b) Thừa nhận rằng việc trẻ em được người nước khác nhận làm con nuôi có thể được coi như một biện pháp thay thế để chăm sóc trẻ em, nếu như ở ngay tại nước nguyên quán của mình, đứa trẻ đó không thể được gửi gắm cho một gia đình chăm nom hay được một gia đình nhận làm con nuôi, hoặc không thể được chăm sóc một cách thích hợp;
c) Đảm bảo rằng cho trẻ em được người nước khác nhận làm con nuôi cũng được hưởng những sự bảo vệ và điều kiện tương đương với những quy định hiện hành đối với chế độ nhận con nuôi ở trong nước;
d) Thi hành mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng trong trường hợp trẻ được người nước khác nhận làm con nuôi, việc bố trí ấy không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài chính của những người có liên quan;
e) Trong những trường hợp thích hợp, thúc đẩy những mục tiêu của điều khoản này bằng cách ký kết những thỏa thuận hoặc hiệp định giưa hai bên hay nhiều bên và trong khuôn khổ đó, cố gắng để đảm bảo rằng việc tìm kiếm cha mẹ nuôi cho đứa trẻ ở một nước khác được đảm nhiệm bởi những nhà chức trách hay cơ quan có thẩm quyền.

Điều 22

  1. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng những trẻ em xin quy chế tị nạn hoặc theo theo luật pháp và thủ tục quốc gia hay quốc tế có thể áp dụng, được coi như là một người tị nạn dù có cha, mẹ hay bất cứ một người nào khác đi cùng hay không đi cùng, sẽ nhận được sự bảo vệ và giúp đỡ nhân đạo thích đáng trong việc hưởng các quyền thích hợp được nêu trong Công ước này và trong những văn kiện quốc tế khác về quyền con người hay về nhân đạo mà những quốc gia được nói đến là những Quốc gia thành viên.
  2. Nhằm mục đích đó, các Quốc gia thành viên, nếu xét thấy thích hợp, phải hợp tác trong mọi cố gắng của Liên Hợp Quốc hoặc những tổ chức liên chính phủ hay phi chính phủ có thẩm quyền hợp tác với Liên Hiệp Quốc, để bảo vệ và giúp đỡ trẻ em như thế, để tìm ra cha mẹ hoặc những thành viên khác trong gia đình của bất kỳ trẻ em tị nạn nào, nhằm thu được những thông tin cần thiết cho việc trẻ em đó được đoàn tụ với gia đình của mình. Trong những trường hợp không thể tìm ra cha mẹ hay các thành viên khác của gia đình, thì trẻ em đó sẽ được hưởng sự bảo vệ như tất cả những trẻ em khác vĩnh viễn hay tạm thời bị tước đoạt môi trường gia đình vì bất cứ lý do gì, như đã được nêu trong Công ước này.

 

Điều 23

  1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng trẻ em bị khuyết tật về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế trong những điều kiện đảm bảo nhân phẩm, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng.
  2. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em khuyết tật được chăm sóc đặc biệt và tuỳ theo khả năng sẵn có, phải khuyến khích và đảm bảo dành cho trẻ em khuyết tật và cho những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ sự giúp đỡ mà họ yêu cầu và thích hợp với điều kiện của trẻ em đó và phù hợp với hoàn cảnh của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em đó.
  3. Trên cơ sở thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của trẻ em khuyết tật, sự giúp đỡ dành cho trẻ em khuyết tật, phù hợp với Khoản 2 của Điều này, phải được cung cấp miễn phí, bất kỳ khi nào có thể, căn cứ vào khả năng tài chính của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em khuyết tật và sẽ được trù tính để đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được thật sự tiếp cận và hưởng sự giáo dục, đào tạo, các dịch vụ y tế, dịch vụ phục hồi chức năng, sự chuẩn bị để có việc làm và các cơ hội vui chơi giải trí theo cách thức có lợi cho việc trẻ em khuyết tật đạt được sự hoà nhập vào xã hội và phát triển cá nhân trọn vẹn nhất có thể được, bao gồm cả sự phát triển văn hoá và tinh thần đứa trẻ.
  4. Các Quốc gia thành viên phải thúc đẩy, theo tinh thần hợp tác quốc tế, sự trao đổi thông tin thích hợp trong lĩnh vực phòng bệnh và trị bệnh về tâm lý và chức năng cho những trẻ khuyết tật, bao gồm việc phổ biến và thu nhận thông tin liên quan đến các phương pháp giáo dục phục hồi chức năng và các dịch vụ dạy nghề, với mục tiêu là tạo điều kiện cho các Quốc gia thành viên nâng cao khả năng và trình độ chuyên môn của mình và để mở rộng kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này. Về mặt này, cần phải đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các nước đang phát triển.

Điều 24

  1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được hưởng mức độ cao nhất có thể đạt được về sức khỏe và các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ. Các Quốc gia thành viên cố gắng đảm bảo rằng không có trẻ em nào bị tước đoạt quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như vậy.
  2. Các Quốc gia thành viên phải theo đuổi việc thực hiện đầy đủ quyền này và đặc biệt, phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm:

a) Giảm số tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh;
b) Bảo đảm việc cung cấp sự giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết cho tất cả trẻ em, nhấn mạnh việc phát triển công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu;
c) Chống lại bệnh tật và tình trạng suy dịnh dưỡng trong khuôn khổ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chẳng hạn qua việc áp dụng các công nghệ sẵn có và thông qua việc cung cấp đầy đủ thức ăn đủ chất bổ và nước uống sạch, có tính đến những nguy hạI và nguy cơ ô nhiễm môi trường;
d) Bảo đảm chăm sóc sức khỏe thích hợp cho người mẹ trước và sau khi sinh đẻ;
e) Bảo đảm rằng mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt những người làm cha mẹ và trẻ em, được thông tin, được học hành và được hỗ trợ trong việc sử dụng kiến thức cơ bản về sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em, những ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ, giữ vệ sinh và vệ sinh môi trường và phòng ngừa các tai biến;
f) Phát triển công tác phòng bệnh, hướng dẫn cho cha mẹ, cũng như phát triển việc giáo dục và các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình;

  1. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp và có hiệu quả nhằm xoá bỏ những tập tục có hại cho sức khỏe của trẻ em.
  2. Các Quốc gia thành viên cam kết thúc đẩy và khuyến khích việc hợp tác quốc tế nhằm dần dần tiến đến thực hiện đầy đủ quyền được thừa nhận trong điều khoản này. Về vấn đề này, phải đặc biệt chú ý đến nhu cầu của những nước đang phát triển.

Điều 25

Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng trẻ em đã được những nhà chức trách có thẩm quyền bố trí nơi ở để được chăm sóc, bảo vệ, điều trị sức khỏe về thể chất hay trí tuệ, có quyền được hưởng sự xem xét lại định kỳ chế độ điều trị và mọi điều kiện khác liên quan đến sự bố trí nói trên.

Điều 26

  1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận tất cả trẻ em đều được quyền hưởng an toàn xã hội, bao gồm cả bảo hiểm xã hội và phải thi hành những biện pháp cần thiết để thực hiện đầy đủ quyền đó phù hợp với luật pháp quốc gia của mình.
  2. Những quyền lợi đó, ở nơi thích hợp, phải được bảo đảm có tính đến những khả năng vật chất và hoàn cảnh của trẻ em, và của những người chịu trách nhiệm nuôi nấng trẻ em, cũng như mọi sự cân nhắc khác liên quan đến đơn xin được hưởng quyền lợi do trẻ em hay người nhân danh trẻ em đệ trình.

 

Điều 27

  1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của mọi trẻ em được hưởng mức sống đủ để có thể phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.
  2. Cha mẹ, hoặc cha hay mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm, theo năng lực và khả năng tài chính của mình, các điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
  3. Các Quốc gia thành viên, tùy theo những điều kiện của nước mình và trong phạm vi các phương tiện của mình cho phép, phải thi hành các biện pháp thích hợp để giúp đỡ cha mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em thực hiện quyền này và trong trường hợp cần thiết phải thực hiện những chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở.
  4. Các Quốc gia thành viên phải thi hành tất cả những biện pháp thích hợp để đảm bảo thu hồi cho trẻ em chi phí nuôi nấng từ tay cha mẹ hay những người khác có trách nhiệm về tài chính đối với trẻ em, ở tại Quốc gia thành viên hay ở nước ngoài. Đặc biệt, nếu người có trách nhiệm về tài chính đối với trẻ em sống ở một quốc gia khác thì Quốc gia thành viên phải thúc đẩy việc tham gia các hiệp định quốc tế hay việc ký kết những hiệp định như vậy, cũng như là việc dàn xếp các thỏa thuận thích hợp khác.

 

Điều 28

  1. Các Quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành và để đạt được việc thực hiện từng bước quyền này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng, sẽ:

a) Thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có, không mất tiền cho tất cả mọi người;
b) Khuyến khích phát triển nhiều hình thức giáo dục trung học, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này có sẵn và mở cửa cho tất cả mọi trẻ em, và thi hành các biện pháp thích hợp như việc thực hiện giáo dục không mất tiền và trợ cấp về tài chính khi cần thiết;
c) Dùng mọi phương tiện thích hợp để làm cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng của mình, có thể hưởng nền giáo dục đại học;
d) Hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề có sẵn và để mọi trẻ em đều có thể được hưởng thụ;
e) Có biện pháp khuyến khích việc đi học ở nhà trường đều đặn và hạ thấp tỷ lệ bỏ học;

  1. Các Quốc gia thành viên phải thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng kỷ luật nhà trường được thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em theo đúng với Công ước này.
  2. Các Quốc gia thành viên phải thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong các vấn đề liên quan tới giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xoá bỏ nạn dốt nát và mù chữ trên toàn thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học, kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại. Về vấn đề này, nhu cầu của các nước đang phát triển cần được đặc biệt chú ý.

Điều 29

  1. Các Quốc gia thành viên thỏa thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:

a) Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em;
b) Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc;
c) Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hoá, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân trẻ em đó;
d) Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa nhân dân tất cả các nước, các nhóm chủng tộc, dân tộc và tôn giáo và những người bản địa;
e) Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên.

  1. Không có phần nào trong Điều này hay trong Điều 28 được hiểu theo hướng làm phương hại đến quyền tự do của các cá nhân và tập thể được thành lập và lãnh đạo các tổ chức giáo dục, trước sau đều tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong Khoản 1 của Điều này và phải đáp ứng yêu cầu là sự giáo dục trong những tổ chức như thế phải phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu mà Nhà nước có thể đặt ra.

Điều 30

ở những quốc gia có tồn tại những nhóm thiểu số về chủng tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ hoặc có những người gốc bản địa, hoặc là người bản địa, những trẻ em thuộc một nhóm thiểu số như thế hoặc là người bản địa, sẽ không bị khước từ quyền, cùng với những thành viên khác trong cộng đồng của mình, được hưởng nền văn hóa của mình, được tuyên bố và được theo tôn giáo của mình và sử dụng tiếng nói của mình.

Điều 31

  1. Các Quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi vào các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật.
  2. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và thúc đẩy quyền của trẻ em được tham gia đầy đủ vào sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật, và khuyến khích việc dành những cơ hội bình đẳng và thích hợp cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giải trí và tiêu khiển.

 

Điều 32

  1. Các Quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và làm bất kỳ công việc gì có thể nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khoẻ hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em.
  2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục nhằm đảm bảo việc thực hiện điều này. Để đạt mục tiêu này và lưu ý đến các điều khoản thích hợp của các văn kiện quốc tế khác, các Quốc gia thành viên phải:

a) Quy định một hay nhiều hạn tuổi tối thiểu được phép thu nhận là người làm công;
b) Có quy định thích hợp về giờ giấc và những điều kiện lao động của người làm công;
c) Cói các quy đinh hình phạt thích hợp hay các hình thức trừng trị khác để đảm bảo việc thực hiện điều khoản này.

Điều 33

Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp, bao gồm các biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma túy và an thần như đã được nêu trong các điều ước quốc tế liên quan, và để ngăn ngừa việc sử dụng trẻ em vào việc sản xuất và buôn bán bất hợp pháp những chất đó.

Điều 34

Các Quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng tình dục. Vì mục đích này, các Quốc gia thành viên sẽ đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp của từng nước, của hai bên và nhiều bên để ngăn ngừa:
a) Việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hành vi tình dục bấp hợp pháp;
b) Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong mại dâm hay các hành vi tình dục bất hợp pháp khác;
c) Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay trong các tài liệu có tính chất khiêu dâm.

Điều 35

Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp quốc gia, hai bên và nhiều bên để ngăn ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em vì bất kỳ mục đích gì hay dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 36

Các Quốc gia thành viên sẽ bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức bóc lột khác gây hại về bất kỳ phương diện nào cho phúc lợi của trẻ em.
Điều 37
Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng:
a) Không trẻ em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay bị làm mất phẩm giá. Sẽ không áp dụng án tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng phóng thích đối với những hành động phạm pháp do những người dưới 18 tuổi gây ra;
b) Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tuỳ tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp và chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất;
c) Những trẻ em bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo và được tôn trọng phẩm giá cố hữu của con người, theo cách thức có tính đến những nhu cầu của những người ở lứa tuổi của các em. Đặc biệt, những trẻ em bị tước quyền tự do sẽ được cách ly với những người đã ở tuổi trưởng thành, trừ trường hợp không làm như vậy vì những lợi ích tốt nhất của các em, và các em có quyền duy trì sự tiếp xúc với gia đình của mình qua thư từ và các cuộc thăm viếng, trừ những trường hợp ngoại lệ;
d) Những trẻ em bị tước đạot tự do sẽ có quyền đòi hỏi được nhanh chóng hưởng sự giúp đỡ thích hợp về pháp lý và những sự giúp đỡ khác, cũng như quyền chất vấn tính chất hợp pháp của việc tước quyền tự do của các em trước một toà án hay một cơ quan khác có thẩm quyền, độc lập và vô tư, và quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng về bất kỳ hành động nào như vậy.

Điều 38

  1. Các Quốc gia thành viên cam kết tôn trọng và đảm bảo tôn trọng các quy tắc về luật nhân đạo quốc tế áp dụng cho họ trong các cuộc xung đột vũ trang có liên quan đến trẻ em.
  2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp có thể thực hiện được nhằm đảm bảo rằng những người chưa đến tuổi 15 không phải trực tiếp tham gia chiến sự.
  3. Các Quốc gia thành viên phải tránh tuyển mộ bất kỳ người nào chưa đến 15 tuổi vào hàng ngũ lực lượng vũ trang của mình, khi tuyển mộ trong số những người đã đến 15 tuổi nhưng chưa đến 18 tuổi, các Quốc gia thành viên phải cố gắng dành ưu tiên tuyển mộ những người nhiều tuổi nhất trong số đó.
  4. Phù hợp với nghĩa vụ của mình theo luật nhân đạo quốc tế là bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang, các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp có thể thực hiện để đảm bảo sự bảo vệ và săn sóc những trẻ em bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang.

Điều 39

Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm lý và sự tái hoà nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặc, bóc lột hay xúc phạm nào, tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và nhục hình nào khác, hoặc của các cuộc xung đột vũ trang. Sự phục hồi và tái hoà nhập như thế phải diễn ra trong môi trường có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ em.

điều 40

  1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự, được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về phẩm cách và phẩm giá, tăng cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người khác, cách thức đối xử cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và đến điều mong muốn làm sao thúc đẩy sự tái hoà nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng trong xã hội của trẻ em.
  2. Nhằm mục đích đó, và xét đến những điều khoản thích hợp trong các văn kiện quốc tế, các Quốc gia thành viên, đặc biệt, phải đảm bảo rằng:

a) Không một trẻ em nào bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự vì những hành động hay những khiếm khuyết mà luật pháp quốc gia và quốc tế không cấm vào thời điểm xảy ra;
b) Trẻ em bị coi là, hay bị tố cáo là đã vi phạm luật hình sự được có ít nhất những điều đảm bảo sau đây:

  1. Được coi là vô tội cho tới khi bị chứng minh rằng mình phạm tội theo luật pháp;
  2. Được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về những điều bị buộc tội, và nếu thích hợp, thông qua cha mẹ hay người giám hộ pháp lý, được nhận sự giúp đỡ về pháp lý hoặc sự giúp đỡ thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày sự bảo vệ của mình;
  3. Vấn đề có tội hay không phải được nhà chức trách hoặc một cơ quan tư pháp có thẩm quyền, độc lập và vô tư xác định không chậm trễ trong một cuộc tường trình công bằng theo đúng pháp luật với sự giúp đỡ về pháp lý hay giúp đỡ thích hợp khác, và sự có mặt của cha mẹ hay những người giám hộ pháp lý của trẻ em, trừ trường hợp làm như vậy không đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em, đặc biệt xét đến độ tuổi và tình hình của trẻ em;
  4. Không bị ép buộc phải làm chứng hoặc nhận tội; được phẩm vấn hoặc nhờ người thẩm vấn những người làm chứng chống lại mình và có được sự tham gia và thẩm vấn của những người làm chứng cho mình trong những điều kiện bình đẳng;
  5. Nếu bị coi là đã vi phạm luật hình sự, thì có quyền đòi hỏi quyết định này và những biện pháp thi hành theo quyết định, được đưa lên cho một nhà chức trách hoặc một cơ quan tư pháp có thẩm quyền cao hơn, độc lập và vô tư, xét lại theo đúng pháp luật;
  6. Được sự giúp đỡ không mất tiền của một người phiên dịch nếu trẻ em không hiểu hay không nói được ngôn ngữ được sử dụng;
  7. Mọi điều riêng tư của trẻ em phải được hoàn toàn tôn trọng trong tất cả các giai đoạn tố tụng.
  8. Các Quốc gia thành viên tìm cách xúc tiến việc hình thành các đạo luật, các thủ tục, quy định các cơ quan có thẩm quyền và thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị thừa nhận là đã vi phạm luật hình sự, đặc biệt là:

a) Quy định một hạn tuổi tối thiểu mà những trẻ em ở dưới hạn tuổi đó được coi như là không có khả năng vi phạm luật hình sự;
b) Bất kỳ khi nào xét thấy thích hợp và nên làm, thì đề ra những biện pháp để xử lý những trẻ em như thế mà không phải đụng đến những quá trình tố tụng tư pháp với điều kiện là các quyền con người và những biện pháp bảo vệ an toàn hợp pháp phải được hoàn toàn tôn trọng.

  1.  
    1. Vì mục đích xem xét sự tiến bộ mà các Quốc gia thành viên đạt được trong việc thực hiện các nghĩa vụ họ đã cam kết thực hiện trong Công ước này, một ủy ban về Quyền trẻ em sẽ được thành lập với các chức năng quy định dưới đây.
    2. Uỷ ban gồm 10 chuyên gia có uy tín đạo đức cao và có năng lực được thừa nhận trong các lĩnh vực mà Công ước đề cập. Các thành viên của ủy ban sẽ do các Quốc gia thành viên bầu ra trong số những công dân của họ và sẽ phục vụ với tư cách cá nhân, có tính đến sự phân bổ theo địa lý một cách công bằng cũng như các hệ thống pháp lý chủ yếu.
    3. Các thành viên của ủy ban sẽ được bầu bằng cách bỏ phiếu kín, từ danh sách những người do các Quốc gia thành viên đề cử. Mỗi Quốc gia thành viên có thể đề cử một công dân của nước mình.
    4. Cuộc bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành không muộn quá 6 tháng kể từ ngày Công ước có hiệu lực và sau đó cứ 2 năm tiến hành một lần. ít nhất 4 tháng trước mỗi cuộc bầu cử, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thư tới các Quốc gia thành viên mời họ gửi danh sách đề cử của nước mình trong vòng hai tháng. Sau đó Tổng Thư ký chuẩn bị một danh sách theo thứ tự vần chữ cái tất cả những người được đề cử, nêu rõ những Quốc gia thành viên đã đề cử họ và sẽ gửi danh sách này tới các Quốc gia thành viên.
    5. Các cuộc bầu cử sẽ được tiến hành tại các phiên họp của các Quốc gia thành viên do Tổng thư ký triệu tập tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Tại những phiên họp này, số đại biểu quy định sẽ là hai phần ba số các Quốc gia thành viên, những người được bầu vào ủy ban sẽ là những người được số phiếu cao nhất và chiếm một đa số tuyệt đối số phiếu của những đại diện Quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.
    6. Các thành viên của ủy ban phải được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm. Họ có quyền tranh cử lại nếu như được đề cử lại. Nhiệm kỳ của 5 trong số những thành viên được bầu ở cuộc bầu cử đầu tiên sẽ kết thúc sau 2 năm, ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, tên của 5 thành viên này phải được chọn bằng rút thăm do Chủ tịch phiên họp tiến hành.
    7. Nếu một thành viên của ủy ban qua đời hoặc từ chức hoặc tuyên bố rằng vì bất kỳ lý do nào khác ông ta hay bà ta không thể đảm nhiệm công việc được nữa, thì nước thành viên nào đã đề cử thành viên ủy ban đó sẽ bổ nhiệm một chuyên gia khác là công dân nước mình làm việc trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, với sự chấp nhận của ủy ban.
    8. Uỷ ban sẽ đề ra các quy tắc thủ tục của riêng mình.
    9. Uỷ ban sẽ bầu ra các quan chức của mình cho một nhiệm kỳ 2 năm.
    10. Thông thường, các phiên họp cảu ủy ban được tiến hành tại trụ sở Liên Hợp Quốc hay ở bất kỳ nơi nào thuận tiện do ủy ban quyết định. Nếu không có gì đặc biệt, cuộc họp của ủy ban sẽ diễn ra hàng năm. Thời gian các phiên họp của ủy ban là bao lâu sẽ do một phiên họp của các Quốc gia thành viên quyết định, và xét lại nếu cần thiết, và phải được sự chấp thuận của Đại Hội đồng.
    11. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp bộ máy nhân sự và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện có hiệu quả các chức năng của ủy ban theo Công ước này.
    12. Với sự chấp nhận của Đại Hội đồng, các thành viên của ủy ban được thành lập theo Công ước này sẽ nhận được thù lao của Liên Hợp Quốc theo các điều kiện như Đại Hội đồng quyết định.
    1. Các Quốc gia thành viên cam kết trình cho ủy ban, thông qua Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, các báo cáo về những biện pháp mà họ đã đề ra nhằm mang lại hiệu lực cho các quyền được thừa nhận trong Công ước này và về tiến bộ đạt được trong việc hưởng các quyền này:
    1. Các báo cáo được đệ trình theo điều khoản này phải nêu ra những nhân tố và các khó khăn, nếu có ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các nghĩa vụ nêu trong Công ước này. Các báo cáo cũng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để ủy ban có thể hiểu biết toàn diện về tình hình thực hiện Công ước ở nước hữu quan.
    2. Một Quốc gia thành viên đã trình báo cáo tổng hợp đầu tiên với ủy ban không cần nhắc lại, trong các báo cáo tiếp sau mà họ sẽ phải trình theo khoản 1(b), những thông tin cơ bản đã cung cấp trước đó.
    3. ủy ban có thể yêu cầu các Quốc gia thành viên cung cấp thêm những thông tin có liên quan đến việc thực hiện Công ước.
    4. ủy ban sẽ trình báo cáo về những hoạt động của mình tới Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hai năm một lần, thông qua Hội đồng kinh tế-xã hội.
    5. Các Quốc gia thành viên phải công bố rộng rãi báo cáo của mình cho công chúng của nước họ.
    1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 kể từ ngày Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhận được văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 20.
    2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hay gia nhập Công ước này sau khi văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 20 được gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu chiểu, Công ước sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 kể từ ngày quốc gia đó gửi văn kiện phê chuẩn hay gia nhập đến Liên Hợp Quốc.
    1. Mọi Quốc gia thành viên đều có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung và đệ trình đề nghị này cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó Tổng thư ký sẽ thông báo đề nghị này cho các Quốc gia thành viên Công ước đồng thời yêu cầu họ cho biết có tán thành hay không việc tổ chức một hội nghị giữa các Quốc gia thành viên để xem xét và biểu quyết những đề nghị đó. Nếu trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo, có ít nhất một phần ba số các Quốc gia thành viên tán thành một hội nghị như vậy, thì Tổng thư ký sẽ triệu tập hội nghị này dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Mọi sửa đổi bổ sung được chấp nhận bởi đa số các Quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại Hội nghị sẽ được trình để Đại Hội đồng chấp thuận.
    2. Mỗi sửa đổi bổ sung được thông qua theo khoản 1 của điều này sẽ có hiệu lực khi được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chấp nhận và được đa số 2/3 các Quốc gia thành viên chấp nhận.
    3. Khi một sửa đổi có hiệu lực, nó sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với các Quốc gia thành viên đã chấp nhận nó, còn các Quốc gia thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi các điều khoản của Công ước này và mọi sửa đổi bổ sung trước đó mà họ đã chấp nhận.
    1. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ nhận và cho lưu hành tới tất cả các Quốc gia văn bản bảo lưu của các quốc gia khi phê chuẩn hay gia nhập.
    2. Mọi điều bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước này sẽ không được chấp nhận.
    3. Có thể rút những điều bảo lưu vào bất kỳ lúc nào bằng một thông báo gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, khi đó Tổng thư ký sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia. Thông báo rút lui bảo lưu này sẽ có hiệu lực từ ngày Tổng thư ký nhận được.
    • Cần có sẵn nhiều biện pháp khác nhau, như là sự chăm sóc, các hướng dẫn và lệnh giám sát: tư vấn, tạm tha, sự chăm nom của cha mẹ nuôi, các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện pháp thay thế khác bên ngoài sự chăm sóc của các cơ quan và tổ chức trong thể chế nhằm đảm bảo cho các trẻ em được đối xử một cách phù hợp với phúc lợi của các em và tương xứng cả với hoàn cảnh và tội phạm của những em này. 
  2. Điều 41

    Không có Điều nào trong Công ước này ảnh hưởng tới bất kỳ điều khoản nào khác tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quyền của trẻ em, những điều khoản đó có thể được ghi trong:
    a) Luật pháp của Quốc gia thành viên, hay
    b) Luật pháp quốc tế có hiệu lực đối với Quốc gia đó.

     

    Phần II
    Điều 42

    Các Quốc gia thành viên cam kết phổ biến rộng rãi các nguyên tắc và các điều khoản của Công ước này tới người lớn cũng như trẻ em, bằng các phương tiện thích hợp và tích cực.

    Điều 43

     

    Điều 44

    a) Trong vòng 2 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực đối với Quốc gia thành viên liên quan;
    b) Sau đó cứ 5 năm một lần.

     

    Điều 45

    Để thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả Công ước và khuyến khích hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mà Công ước đề cập:
    a) Các cơ quan chuyên môn, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và các tổ chức của Liên Hợp Quốc có quyền có đại diện trong các buổi xem xét việc thực hiện các điều khoản của Công ước này thuộc phạm vi chức trách của họ. ủy ban có thể mời các cơ quan chuyên môn, UNICEF và các cơ quan có thẩm quyền khác mà ủy ban xem là thích hợp làm cố vấn chuyên môn về việc thực hiện Công ước trong những lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách của các cơ quan này. ủy ban có thể đề nghị các cơ quan chuyên môn, UNICEF và các tổ chức Liên Hợp Quốc trình các báo cáo về việc thực hiện Công ước trong những lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của họ;
    b) ủy ban sẽ chuyển, nếu xét thấy thích hợp, tới các cơ quan chuyên môn, UNICEF và các cơ quan có thẩm quyền khác, bất kỳ báo cáo nào của các Quốc gia thành viên có chứa đựng yêu cầu, hay cho biết nhu cầu về cố vấn hay giúp đỡ kỹ thuật, cùng với những nhận xét và gợi ý của ủy ban, nếu có, về những nhu cầu nói trên;
    c) ủy ban có thể khuyến nghị Đại Hội đồng yêu cầu Tổng thư ký thay mặt mình tiến hành các nghiên cứu về những vấn đề cụ thể liên quan tới quyền trẻ em;
    d) ủy ban có thể nêu những gợi ý và khuyến nghị chung dựa trên những thông tin nhận được theo các Điều 44 và 45 của Công ước này. Những gợi ý và khuyến nghị chung này sẽ được chuyển tới Quốc gia thành viên nào có liên quan và sẽ được báo cáo với Đại Hội đồng, cùng với những ý kiến, nếu có, của các Quốc gia thành viên.

     

    Phần iii

    Điều 46

    Công ước này phải để ngỏ cho tất cả các quốc gia ký.

    Điều 47

    Công ước này phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu chiểu.

    Điều 48

    Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia nào gia nhập. Các văn kiện gia nhập sẽ được gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu chiểu.

    Điều 49

     

    Điều 50

     

    Điều 51

     

    Điều 52
    Một Quốc gia thành viên có thể tuyên bố rút khỏi Công ước này bằng một thông báo bằng văn bản gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng thư ký nhận được thông báo.

    Điều 53

    Tổng thư ký Liên Hợp Quốc được chỉ định làm người lưu chiểu Công ước này.

     

    Điều 54

    Nguyên bản của Công ước này, viết bằng các thứ tiếng Ả rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều có giá trị chính thức như nhau, sẽ do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu chiểu.

    Để làm bằng, các đại diện có đủ thẩm quyền có tên dưới đây, được phép hợp lệ của chính phủ mình, đã ký vào bản Công ước này.

     

 

Related post

Will you join us?
Co-operate Donate
Go to top