Giao diện chuẩn (Phím tắt alt+0)
Tương phản cao (Phím tắt alt+0)
Chế độ ban đêm (Phím tắt alt+0)
Tăng kích cỡ chữ (Phím tắt alt+w) Đặt lại cỡ chữ chuẩn (Phím tắt alt+r) Giảm kích cỡ chữ (Phím tắt alt+e)
Danh sách ủng hộ (Phím tắt alt+q)
Tiếng Việt (Phím tắt alt+1) English (Phím tắt alt+1)
Bạn đang ở: Tin tức » Tuyển dụng
Menu top ( Phím tắt 6 )
Menu Chính ( Phím tắt 7 )
Nội dung ( Phím tắt 9 )
Thứ tư, 13 tháng 07 2022 13:27
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
TUYỂN CHUYÊN GIA đánh giá nhu cầu phục hồi sinh kế
TIÊU ĐỀ |
Chuyên gia nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo kỹ năng việc làm và phục hồi sinh kế của người lao động phi chính thức |
DỰ ÁN |
Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho lao động phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh |
PHẠM VI |
TP. Hồ Chí Minh |
1. BỐI CẢNH
Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam bắt đầu từ cuối tháng 4 năm 2021 dần dần phát triển thành một đợt bùng phát trên toàn quốc. Làn sóng dịch thứ tư này có những tác động tiêu cực đến xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và sức khỏe.
Tỷ lệ và số người thất nghiệp đạt mức cao nhất trong một thập kỷ vào quý 3 năm 2021 (Tổng cục Thống kê). Hơn nữa, từ tháng 7 đến giữa tháng 9 năm 2021, khoảng 1,3 triệu công nhân bị mất việc làm ở các thành phố đã trở về quê hương do COVID-19. Đợt thứ tư của COVID-19 khiến nhiều người rơi vào tình cảnh tuyệt vọng và điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động hơn bất kỳ đợt bùng phát nào trước đó.
Sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 từ đầu tháng 12 năm 2021 tiếp tục đặt ra những thách thức lớn đối với nhóm lao động phi chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Đây là một trong năm tỉnh/thành phố có số ca dương tính cao nhất được báo cáo gồm: TP. HCM (514.510 ca dương tính, 19.867 ca tử vong, tỷ lệ tử vong trên số ca dương tính - PFC 3,86%); Bình Dương (292.475 ca dương tính, 3.420 ca tử vong, PFC 1,16%); Hà Nội (114.795 ca dương tính, 366 người chết, PFC 0,31%); Đồng Nai (99.775 ca dương tính, 1.672 người tử vong, PFC 1,67%); Tây Ninh (88.222 ca dương tính, 849 ca tử vong, PFC 0,96%) - Nguồn: https://moh.gov.vn/tin-tong-hop.
Các tác động do đại dịch được ghi nhận tại thành phố Hồ Chí Minh được ghi nhận ảnh hưởng đến toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống người dân thành phố, từ các vấn đề kinh tế đến các vấn đề xã hội.
Tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 2019 đạt khoảng 7,8%, năm 2020 là 1,36% và năm 2021 ước tính là -5%[1]. Trong thời gian 4 tháng đại dịch, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021 đã làm cho 80% lao động thành phố (hơn 3,7 triệu người) bị giảm hoặc mất thu nhập. Sự suy thoái kinh tế này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh nói chung và đối với người lao động phi chính thức nói riêng. Lực lượng lao động phi chính thức chiếm khoảng 40-50% lao động của toàn thành phố[2], đây là nhóm lao động dễ bị tổn thương, cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp để họ phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Trong thời gian qua, bên cạnh các gói hỗ trợ của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội đã có sự nỗ lực hỗ trợ người dân thành phố khắc phục những hậu quả của đại dịch bằng các gói hỗ trợ khẩn cấp cho đối tượng lao động phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để người lao động phi chính thức có thể phục hồi sinh kế sau đại dịch, chúng ta cần có kế hoạch hỗ trợ sinh kế phù hợp và bền vững.
Trung tâm DRD sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho lao động phi chính thức thành phố Hồ Chí Minh tại các quận/huyện thuộc Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phú, Phú Nhuận, Nhà Bè, Quận 7 và TP. Thủ Đức trong thời gian dự kiến từ 01 tháng 6 năm 2022 đến 31 tháng 12 năm 2023.
2. MỤC TIÊU:
2.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu xác định được các nhu cầu đào tạo kỹ năng buôn bán và kinh doanh nhỏ của lao động phi chính thức tại địa bàn dự án. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các đề xuất về nâng cao năng lực cho lao động phi chính thức phù hợp với các định mức hỗ trợ vốnphục hồi sinh kế (gói 2 triệu và 4 triệu đồng/người) của dự án.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo kỹ năng buôn bán, kinh doanh nhỏvà quản lý kinh tế hộ của lao động phi chính thức tại địa bàn dự án;
- Đưa ra các khuyến nghịvề việc bổ sung/cung cấp kiến thức để nâng cao năng lực việc làm, phục hồi sinh kế phù hợp cho từng nhóm đối tượng này.
- Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ vốn phục hồi sinh kế sau đại dịch của các nhóm lao động phi chính thức tại địa bàn dự án.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Các chuyên gia chủ động thực hiện nội dung nghiên cứu được giao theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp như sau:
(1) Tổng hợp, phân tích, rà soát và đánh giá tại chỗ các tài liệu, văn bản pháp luật, báo cáo, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
(2) Khảo sát thực tiễn bằng hình thức phỏng vấn sâu (tổng mẫu: ít nhất 07 mẫu của đại diện 7 quận/ huyện) và khảo sát bằng phiếu điều tra/ bảng hỏi (tổng mẫu: 300 mẫu; ít nhất 50% là nữ giới).
Để việc khảo sát được khách quan, toàn diện và thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát sẽ đại diện cho nhóm lao động phi chính thức trên địa bàn dự án, nhóm chuyên gia sẽ tiến hành khảo sát tại 7 quận/ huyện TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phú, Phú Nhuận, Nhà Bè, Quận 7 và TP. Thủ Đức.
(3) Dựa trên những dữ liệu thu thập được, đề tài đưa ra khuyến nghịvề việc bổ sung/cung cấp kiến thức để nâng cao năng lực việc làm, phục hồi sinh kế phù hợp cho từng nhóm đối tượng này.
4. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- 01 báo cáo tổng thể kết quả nghiên cứu khảo sát nhu cầu đào tạo kỹ năng việc làm và phục hồi sinh kế của lao động phi chính thức tại địa bàn dự án, có độ dài tối đa 50 trang, không kể phụ lục;
- 01 báo cáo tóm tắt có độ dài từ 15-20 trang.
Các báo cáo nêu trên phải được thể hiện bằng tiếng Việt, phông chữ Times New Roman 13 Unicode.
5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
Nội dung |
Ngày |
Người thực hiện |
Hoàn thiện TOR và thủ tục tuyển chuyên gia |
10/07-10/08/2022 |
DRD |
Họp nhóm chuyên gia để thống nhất về phương pháp và cách thức tiến hành nghiên cứu khảo sát; xây dựng Đề cương chi tiết của Báo cáo |
Tháng 08/2022 |
Nhóm chuyên gia, DRD |
Tiến hành điều tra, khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh (bao gồm cả việc xây dựng Mẫu phiếu điều tra, khảo sát và xây dựng Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát) |
Tháng 08-09/2022 |
Nhóm chuyên gia, DRD |
Xây dựng Dự thảo Báo cáo nghiên cứu nộp DRD |
15/09/2022 |
Nhóm chuyên gia |
Họp góp ý hoàn thiện các Dự thảo báo cáo |
20/09/2022 |
Nhóm chuyên gia, DRD |
Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo trên cơ sở ý kiến góp ý tại cuộc họp |
25/09/2022 |
Nhóm chuyên gia, DRD |
Nộp Báo cáo cuối cùng được DRD chấp nhận |
30/09/2022 |
Nhóm chuyên gia, DRD |
Lưu ý: kế hoạch này có thể được thay đổi với sự đồng ý của Ban quản lý dự án DRD.
6. YÊU CẦU NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CỦA CHUYÊN GIA:
Dự án sẽ tiến hành tuyển 01 nhóm chuyên gia để tiến hành hoạt động nghiên cứu khảo sát, trong đó có 01 chuyên gia được cử làm trưởng nhóm.
6.1. Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn với các chuyên gia:
- Trình độ từ cử nhân trở lên chuyên ngành về nghiên cứu xã hội, kinh tế;
- Có kinh nghiệm công tác ít nhất 03 năm trong lĩnh vực công tác phù hợp với hoạt động tiến hành nghiên cứu, khảo sát;
- Có hiểu biết sâu về lĩnh vực xã hội, sinh kế có liên quan đến các vấn đề được nghiên cứu;
- Có khả năng nghiên cứu, trình bày, viết báo cáo;
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
- Có kiến thức về phân tích giới và sự đa dạng;
- Có kỹ năng làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ đơn thân, người khuyết tật, v.v.);
- Thành thạo tin học văn phòng.
Riêng đối với trưởng nhóm, ngoài những điều kiện nêu trên, yêu cầu phải có:
- Kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực liên quan,
- Có kinh nghiệm làm trưởng nhóm khảo sát, nghiên cứu, điều tra trong lĩnh vực này… phù hợp với hoạt động tiến hành nghiên cứu;
- Có khả năng quản lý và chỉ đạo nhóm làm việc;
- Có kinh nghiệm tổ chức điều tra, khảo sát.
6.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Trưởng nhóm chuyên gia:
- Chỉ đạo, phân công và hướng dẫn thực hiện công việc của tất cả các chuyên gia;
- Thảo luận, làm việc theo nhóm và chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu, dự thảo phiếu khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát, báo cáo tổng hợp;
- Tham gia điều tra, khảo sát tại các địa bàn dự án;
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm chuyên gia, thu thập tài liệu, thông tin phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ chuyên gia;
- Tham gia và trình bày kết quả nghiên cứu tại hội thảo góp ý, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo;
Nhiệm vụ của thành viên nhóm chuyên gia:
- Xây dựng bộ công cụ gồm bảng hỏi khảo sát, bảng phỏng vấn sâu,… chi tiết để tiến hành nghiên cứu nhằm xác định được nhu cầu đào tạo kỹ năng việc làm và phục hồi sinh kế của người lao động phi chính thức tại vùng dự án;
- Tiến hành nghiên cứu, đánh giá và phân tích các tài liệu;
- Xây dựng dự thảo báo cáo dựa trên thông tin thứ cấp, kết quả khảo sát, kết quả rà soát, nghiên cứu và phân tích tài liệu. Báo cáo phải được xây dựng dựa trên những thông tin, tài liệu chính xác, tin cậy và các thông tin tham khảo phải được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ.
- Xây dựng biểu mẫu khảo sát, tham gia khảo sát và xây dựng báo cáo kết quả khảo sát tại các địa phương tiến hành khảo sát.
- Tham gia và trình bày dự thảo báo cáo tại hội thảo tham vấn;
- Rà soát và hoàn thiện dự thảo báo cáo theo ý kiến góp ý của các bên liên quan;
- Chuẩn bị xây dựng và nộp các tài liệu, báo cáo là bản chỉnh sửa cuối cùng bằng tiếng Việt;
7. CÁC ĐIỀU KIỆN CHI TRẢ LIÊN QUAN:
Ngân sách cho việc tuyển dụng các chuyên gia tư vấn trong nước và các chi phí liên quan do Dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho lao động phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh" thực hiện.
Căn cứ vào kết quả công việc, thù lao cho chuyên gia được chi trả trực tiếp vào tài khoản cá nhân theo đúng quy định, theo các mốc như sau:
- Thanh toán tạm ứng 20% sau khi có bản đề cương nghiên cứu chi tiết được DRD chấp nhận.
- Thanh toán 40% giá trị hợp đồng sau khi có dự thảo 1 Báo cáo được DRD chấp nhận.
- Thanh toán nốt 40% còn lại sau khi Báo cáo hoàn thiện được DRD nghiệm thu.
8. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN:
Các chuyên gia chủ động tiến hành nghiên cứu và chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu, khảo sát của mình. Các chuyên gia có trách nhiệm tham gia và trình bày tại Hội thảo góp ý hoàn thiện Dự thảo Báo cáo, tiếp thu ý kiến góp ý và hoàn thiện Báo cáo cuối cùng nộp DRD theo đúng lịch trình đã được đề ra.
Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ và giám sát việc tiến hành nghiên nghiên cứu khảo sát và đảm bảo chất lượng và độ chính xác cao của Báo cáo, và tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện Dự thảo Báo cáo.
Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm bố trí cán bộ tham gia theo dõi, giám sát và hỗ trợ Nhóm chuyên gia khi cần thiết.
9. LƯU Ý:
Tất cả các tài liệu và số liệu thu được trong dự án này là thành quả của DRD, không ai được sử dụng khi không được DRD cho phép bằng văn bản.
10. THÔNG TIN ĐĂNG KÝ
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Người khuyết tật (DRD) đề nghị nhóm tư vấn có quan tâm đến hoạt động nghiên cứu trên vui lòng gửi bản Đề xuất nghiên cứu (bao gồm CV, Đề xuất nghiên cứu dài không quá 4 trang) và mức phí tư vấn đề xuất tới địa chỉ sau trước 17 giờ, ngày 10/8/2022:
Email: bichlieu@drdvietnam.org
Địa chỉ: 311K8 khu TĐC Thủ Thiêm, P. An Phú, Q.2, TP. HCM
Số điện thoại: (+84) 28 - 62679911 – 62679922 – 62679933
Các thông tin cần làm rõ, vui lòng liên hệ Ms. Liễu - Quản lý dự án, điện thoại số 0935 18 4436.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Người khuyết tật cam kết luôn bảo đảm tính bảo mật, minh bạch và công bằng đối với tất cả các tư vấn/nhóm tư vấn.
[1] https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/gs-ts-nguyen-thien-nhan-lam-gi-de-khac-phuc-hau-qua-cua-dich-va-phuc-hoi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-o-tp-ho-chi-minh-675748
[2] https://ttbc-hcm.gov.vn/doi-song-xa-hoi-sau-dai-dich-covid-19-18180.html
Từ khóa:
Tin liên quan