Giao diện chuẩn (Phím tắt alt+0)
Tương phản cao (Phím tắt alt+0)
Chế độ ban đêm (Phím tắt alt+0)
Tăng kích cỡ chữ (Phím tắt alt+w) Đặt lại cỡ chữ chuẩn (Phím tắt alt+r) Giảm kích cỡ chữ (Phím tắt alt+e)
Danh sách ủng hộ (Phím tắt alt+q)
Tiếng Việt (Phím tắt alt+1) English (Phím tắt alt+1)
Bạn đang ở:
Menu top ( Phím tắt 6 )
Menu Chính ( Phím tắt 7 )
Nội dung ( Phím tắt 9 )
Thứ năm, 10 tháng 11 2022 15:06
Nhằm mục tiêu giới thiệu thực trạng về nguồn nhân lực ngành Logistics cũng như giới thiệu các vị trí công việc phù hợp với NKT, sáng 10/11/2022, tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Nghề nghiệp phù hợp với người khuyết tật trong lĩnh vực Logistics" đã chính thức lên sóng trên kênh VOH. Buổi chia sẻ nhận được đông đảo sự hưởng ứng của khán thính giả gần xa.
Chia sẻ tại buổi tòa đàm trực tuyến, PGS.TS Hồ Thị Thu Hoà - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam cho biết: "Ngành logistics tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê, Việt Nam có đến 30.000 doanh nghiệp logistics, trong đó có 4.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối quốc tế. Điều đó cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực của ngành rất lớn ở nhiều vị trí khác nhau. Hiện ở Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 10%."
Các khách mời cũng đồng quan điểm rằng để đảm bảo nguồn cung nhân lực chất lượng cao, cần có sự gắn kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo. Như thế, Việt Nam sẽ có một nguồn nhân lực vừa giỏi chuyên môn, giỏi kỹ năng và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đề cập về vấn đề cơ hội nghề nghiệp trong ngành Logistics cho người khuyết tật, Th.s Dương Quốc Việt - Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức cho biết: "Chương trình giáo dục tại trường được xây dựng theo phương pháp tiếp cận năng lực nhằm đảm bảo người học có thể lĩnh hội các kỹ năng và đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp mà không bị quá tải." Ông cho biết thêm các ngành đào tạo Logistics tại trường chia thành 4 trụ cột chính là thủ tục hải quan, giao nhận, vận tải, quản lý kho bãi và người khuyết tật hoàn toàn có thể tham gia vào các trụ cột này.
Thực tế cho thấy, công tác giáo dục, đào tạo đối với người khuyết tật còn nhiều hạn chế,
số lượng người khuyết tật tốt nghiệp cao đẳng, đại học, được đào tạo nghề đạt tỷ lệ chưa cao. Chia sẻ về vấn đề này, Th.S Nguyễn Văn Cử - Phó giám đốc Trung tâm DRD cho biết tỷ lệ đào tạo tay nghề cho NKT thấp, chỉ có khoảng 8% NKT có tay nghề. Khó khăn đầu tiên của NKT và gia đình chính là khả năng tiếp cận thông tin thấp. Những buổi chia sẻ như hôm nay chính là cơ hội để NKT và gia đình hiểu hơn về ngành Logistics và các cơ sở hỗ trợ NKT trong việc đào tạo nghề và việc làm. Rào cản thứ hai cần nhắc đến chính là hoàn cảnh của NKT và gia đình thường khó khăn. Vì thế, nếu được tiếp cận nguồn lực hỗ trợ thì gia đình và NKT sẽ tự tin theo học nghề. Bên cạnh đó, còn có những khó khăn đến từ các cơ sở đào tạo nghề. Các cơ sở thường đào tạo theo chương trình chung. Vì thế khi có học viên khuyết tật, các cơ sở cũng chưa có cách để NKT có thể hoà nhập và đồng hành cùng NKT trong suốt thời gian theo học.
Bên cạnh đó, Th.S Phan Huy Đức - Trưởng khoa Kinh tế, trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TPHCM cũng chia sẻ về ngành Logistic và quản lý vận tải với nhu cầu thị trường cao và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các học viên. Đặc biệt, thầy Đức cho biết đã thay đổi quan điểm rất nhiều về giáo dục đào tạo dành cho học viên khuyết tật sau khi tham gia khoá tập huấn do Aus4skills và DRD thực hiện từ năm 2018.
Có thể nói rằng, phát triển nhân lực logistics là một trong những vấn đề then chốt để ngành logistics Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Và điều đáng mừng chính là giờ đây, nhiều doanh nghiệp đang sẵn sàng chào đón nhân sự NKT ngành logistics đến thực tập làm việc, mở ra cơ hội có việc làm ổn định, thu nhập cao nuôi sống bản thân và gia đình giúp NKT cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống.
Mời các bạn xem lại toàn bộ tọa đàm trực tuyến tại Fanpage của DRD
Từ khóa:
Tin liên quan