Nhiều người coi chị là người chị, người thân đăc biệt của mình. Với những người khuyết tật chị là niềm tin, là mục đích sống để họ vươn lên. Đó là một gương mặt không chỉ có trong tay hai bằng đại học mà còn “săn” được học bổng chương trình đào tạo thạc sĩ tại Hoa Kỳ.
Có những người luôn cảm thấy cuộc đời này chán ngán vì họ không có trong tay những thứ mình cần. Nhưng có những người chỉ ao ước một điều thật giản dị: được là người bình thường. Và họ cố gắng từng ngày bởi trên cơ thể họ có thể khiếm khuyết nhưn ý chí họ mạnh liệt. Một trong số ấy chính là chị Hoàng Yến.
Người khuyết tật đâu phải “khuyết tất mọi thứ”
Một nghị lực phi thường trong học tập cũng như trong cuộc sống. Chị cũng đã từ chối nhiều cơ hội tiến thân hấp dẫn để theo đuổi khát vọng “làm gì đó” cho cộng đồng mình.
Chị Hoàng Yến trong đêm nhạc "Giới hạn là bầu trời" (Nguồn:internet)
Đã ngoài 40 tuổi nhưng Hoàng Yến vẵn còn bồi hồi khi ai đó vô tình gợi lại chuyện xưa. Cơn sốt bại liệt đã lấy mất ươc mơ chạy nhảy vui đùa trẻ thơ khi cô bé mới chập chững những bước đầu tiên.
Trong ký ức của Yến đến giờ vẫn còn hình ảnh cô bé tật nguyền bước chông chênh trên con đường nhỏ dẫn đến cổng trường làng ở Nhơn Trạch (Đồng Nai). Mùa mưa, đường trơn trượt, cô trò nhỏ ấy không nhớ đã té “ạch” bao nhiêu lần. Rồi Yến tập chạy xe đạp. Chiếc xe ấy đã giúp cho Yến thu ngắn quãng đường hơn 4km đến trường và sau đó theo Yến vào ĐH.
Tốt nghiệp ĐH ngành kinh tế, chị hớn hở vác đơn đi xin việc. Nhìn dáng đi không bình thường của Yến không hiếm người lắc đầu thương hại. Thậm chí có nhà tuyển dụng còn tỏ vẻ ngạc nhiên: “ Bị tật mà nộp đơn làm chi?”. Lúc đó chị đã buồn, đã khóc, đã nhiều đêm suy nghĩ trằn trọc nhưng bấy nhiêu đó thôi không đủ làm nhụt ý chí một người có nghị lực sống mạnh mẽ như chị.
Lần khác, sau khi phỏng vấn giám đốc một công ty liên doanh đã nhận Yến vào làm. Nhưng đến ngày vào nhận việc, Yến đã bị từ chối thẳng thừng chỉ vì là…người khuyết tật. Cú sốc đó làm Yến mất ngủ suốt cả tuần, với trăn trở: “Tại sao NKT luôn bị đối xử bất công?”
Kể từ đó Yến ấp ủ ước mơ “làm cái gì đó” cho những người đồng cảnh ngộ.
Làm những điều thiết thực cho cộng đồng
Sauk hi lấy thêm bằng cử nhân Anh văn, Yến săn được một suất học bổng du học toàn phần tại Hoa Kỳ.
Ở ĐhKansas, Yến theo chuyên ngành phát triển con người (Human development). Yến thật sự choáng váng trước những vấn đề quá ư là mới lạ. Khi đã “bơi” theo kịp bạn học, Yến bắt đầu đọc tài liệu về NKT, sau đó đến tìm hiểu tại các trung tâm chuyên hỗ trợ đối tượng này.
Chị Hoàng Yến trao xe lăn cho người khuyết tật (Nguồn:internet)
Ba năm miệt mài, Yến đã bảo vệ thành công luận án với đề tài “ nâng cao kĩ năng cho SV khuyết tật” và được mời báo cáo đề tài tại trụ sở chính của World Bank ở Washington D.C. Lần đó, Yến đã từ chối về làm việc cho một tổ chức tài chính quốc tế bởi vì “ trái tim tôi nằm ở Việt Nam”. Chuyến trở về của Yến cũng là lời từ chối một suất học bổng toàn phần học tiếp chương trình đào tạo tiến sĩ.
Nhớ hồi sắp lên đường đi du học, Yến cùng 12 “phó nháy” nghiệp dư khác “liều mạng” tổ chức triển lãm ảnh “ NKT với cuộc sống” tại Cung văn hoá Lao động Tp.HCM. Lần đó những bức ảnh ghi lại cuộc hoà nhập đầy nhọc nhằn của những than phạn thiệt thòi giữa đời thường đã khiến không ít người xem xúc động.
Có lần Yến được người ta hứa tài trợ 100 xe lăn cho NKT VN. Cô lặn lội khắp tỉnh chụp 100 NKT cần giúp đỡ để làm bằng chứng theo yêu cầu của người tặng, song cuối cùng đại diện tổ chức xã hội VN đã từ chối giúp cô nhận và phân phối xe.
Trong số những người mà Yến đã chụp ảnh có một cụ bà và bé gái bị bại liệt rất nặng, sau này đến khi Yến xoay xở được xe thì họ đã không còn trên cõi đòi này nữa. Món nợ đó Yến mang sang tận nước ngoài. Nhân một chuyến về nước nghỉ hè, Yến đã mang về tặng 100 chiếc xe lăn vận động được từ một tổ chức xã hội nước ngoài.
Tất cả những bức xúc đó Yến dồn hết vào đề án xin tài trợ gửi đến tổ chức Ford Foundation, không lâu sau đó chương trình “khuyết tật & phát triển” (DRD- Disability Resource and Development) đã ra đời (trực thuộc khoa xã hội học, Đh mở - bán công TP.HCM).
Giờ đây chương trình đã có một trang web (www.drdvietnam.org), một bản tin khuyết tật, một thư viện chuyên biệt 300 đầu sách…,ngày càng nhiều bản trẻ tìm đến đắng ký làm tình nguyện viên, tìm kiếm thông tin, chia sẻ chuyện đời…
Hoàng Nguyễn
Nguồn: Báo Sống Xanh