Search

Vie

Eng

Dương Đình Thảo Phương | Câu chuyện thay đổi - Nhật ký Cỏ Lông Chông

Chủ nhật, 14 tháng 07 2013 15:08

Chia sẻ:

Hình Thảo Phương 1

Hình: Thảo Phương và PA

Tuổi 17, nó thơ ngây trong chiếc áo dài trắng đến lớp với bao ước mơ, bao khát vọng về cuộc sống đầy màu hồng. Nó vạch ra tương lai: sẽ là một cô giáo với xung quanh là những cô cậu học trò nghịch ngợm nhưng rất đáng yêu, là một hướng dẫ̃n viên du lịch, một nhà thiết kế…

Một ngày tháng 9 năm 1999, tuổi 17 của nó bông dưng gắn liền với chiếc xe lăn! Sau một tai nạn giao thông, bao ước mơ, bao khát vọng dương như tắt lịm. Nó giống một cái xác không hồn. Kỳ lạ là nó không gào thé́t khi nghe bác sĩ nói răng đôi chân của nó không còn khả năng đi lại được nữa. Nhưng đêm về, nước mắt đua nhau rơi trên gương mặ̣t nhỏ bé́ của nó. Nó đau… Càng thêm đau khi thấy ba mẹ vì lo chạy chữa cho nó mà ngày càng hao mòn sức khỏe, những thứ giá trị trong nhà lần lượt ra đi.

 

“...ngườ̀i khuyế́t tậ̣t hay không khuyế́t tậ̣t vẫn có́ quyề̀n yêu và̀ chọ̣n lựa niề̀m vui, cuộ̣c số́ng cũ̃ng như hạnh phúc riêng cho chí́nh mì̀nh.”

 

Nghĩ đến cái chết để giải thoát tất cả, nhưng rồi chính nó lại sợ. Nó sợ chết hay sợ mang tội bất hiếu với ba mẹ? Hình như là cả hai. Nó làm quen với sự lảng tránh - tránh ánh nhìn của người khác dành cho nó, tránh nghe và xem những câu chuyện, 

phóng sự về người khuyết tật nghè̀o khó vươn lên, vẫ̃n sống tốt. Rôi dần dà, những hình ảnh lạc quan trong cuộc sống ấy cứ ẩn hiện trong suy nghĩ của nó. Đôi mắt nó cay xè̀ khi nghĩ đến họ, rồi nó nhìn lại, nghĩ về bản thân, về tương lai.

Nó tự hỏi rằng tự ti, mặ̣c cảm, tự dày vò bản thân để được gì và mất gi? Lảng tránh thực tế là người tàn phế, trốn mình trong vỏ bọc cô độc để làm gì, dù bị liệt hai chân nhưng hai tay vẫ̃n cử̉ động, vẫ̃n viết được, làm được nhiêu việc mà? Nó tự hỏi rất nhiều, rồi nhớ đến những câu nói đầy cay độc: “Sống như mầy chết sướng hơn đó, ngồi một chỗ không làm gì hết, cuộc đời mầy chỉ̉ sống bám người khác thôi chứ có làm gì được đâu”. Nó đau nhói và mỉ̉m cười: “Ừ̀, tui bị như vậy đó, nhưng tui không có ngu gì mà chết đâu, tui phải sống để nhìn đời, nhìn người chê cười tui ngày hôm nay, còn cuộc đời tui có sống bám, sống báo hay không thì sau này sẽ biết”.

Từ̀ đó nó không cho phé́p nó khóc vì những câu nói làm tổn thương ấy nưa!

 

“ Tôi ơi, đừ̀ng tuyệ̣t vọ̣ng

Cuộ̣c đờ̀i đẹp biế́t bao

Đừ̀ng ôm đau khổ̉ mãi

Hãy nhấ́n chì̀m thấ́t vọ̣ng

Phả̉i tự mì̀nh vươn lên

Dù đôi chân không còn

Niề̀m tin và̀ tương lai

Đang chờ̀ đôi bà̀n tay

Tôi ơi, dù bấ́t hạnh

Vẫn có́ ngườ̀i kém hơn

Nhưng họ̣ vẫn vươn lên

Tôi ơi, sao lại không. ”

 

Nó quyết tâm đăng ký học trung cấp Photoshop. Nó lo khi đi học xa nhà thi không biêt ai sẽ giúp nó ăn uống, sinh hoạt, giặ̣t giũ, đi lại khi lên lớp, thuốc thang những lúc ốm đau? Khi ở  nơi xa nhà nó không có người thân, bạn bè̀ cũng không. Nó thấy lo khi nghĩ đến, nhưng đó không là lý do để chùn bước.

Hôm ấy mưa rất to… to lắm. Nước ngập lênh láng cả sân trường, giống như nước lũ ở quê nó vậy. Nó và mẹ vui khi trúng tuyển bao nhiêu thì lo lắng bấy nhiêu, khi mà nó học ở lầu 4, ở ký túc xá lầu 5. Mẹ khóc: “Thôi về quê ở nhà cho khỏe, chứ sức khỏe may như thế này, rồi lên xuống lầu khó khăn như vậy cực khổ quá, học hành rồi sao này cũng có đi làm được đâu”. Nhưng nó nhất quyết ở lại: “Thì mẹ cho con ở lại đi học mấy ngày, nếu không được lúc đó con sẽ về, còn sau này đi làm có ai nhận không cũng hổng sao, ít ra con học để có thêm hiểu biết, kiếm việc về nhà làm thêm cũng được!”. Mẹ nó đành miễn cưỡng: “Thôi, mẹ sẽ ở lại với mày vài hôm, xem mày đi học thế nào rồi mới yên tâm về quê”.

Được đi học trở lại, song nó vẫ̃n còn mang nhiều mặ̣c cảm lắm. Những ai tiếp xúc với nó lần đầu điều nhận xé́t nó là người lạnh lùng, ít nói. Nó ít tham gia các sinh hoạt đội nhóm, đơn giản vì nó mặ̣c cảm là mình ngồi xe lăn, nó sợ sẽ làm phiền mọi ngươi.

Năm 2009, một anh bạn rủ nó tham gia sinh hoạt cắm trại ở công viên Hoàng Văn Thụ do Trung tâm Khuyết tật va Phát triển (DRD) tổ chức. Nó tò mò lắm khi nghe các bạn kể sự thú vị khi tham gia cắm trại ngoài trời: ca hát, nhảy múa, giao lưu… Lần đầu tham gia một buổi sinh hoạt mà có nhiều anh chị khuyết tật với nhiều dạng tật khác nhau, nó quan sát nhiều anh chị bị khuyết tật nặ̣ng hơn nó nhưng họ rất vui vẻ, tham gia các trò chơi, có nhiều anh chị đi làm công ty, người buôn bán, có người đang học Cao đẳng, Đại Học..., nghe các anh chị chia sẻ, nó có thêm niềm tin cuộc sống. Sau buổi dã ngoại, nó như thêm sức mạnh để quyết tâm hoàn thành tốt những ngày thực tập. Khoảng thời gian đó, nghe anh ban nói có các anh chị ở DRD ghé́ trường (Trường CĐ Nghề KTCN, quận 9) tập huấn kỹ năng làm hồ sơ và trả lời phỏng vấn khi đi xin việc, nó và các bạn ở cùng phòng nhanh tay đăng ký. Nó được nghe anh Cử̉, chị Á́nh Loan, chị Bích và Thanh Tùng chia sẻ những kỹ năng rất bổ ích.

Tháng 8 năm 2009, nó tốt nghiệp ra trường, lúc đó nó lo sợ và hoang mang vì ai cũng bảo rằng người khuyết tật đi xin việc làm khó lắm, không có ai nhận đâu. Còn nhớ khi mà nó đang học năm cuối, người thân trong gia đình nó bảo: “Thôi nghỉ̉ học đi, đi học làm gì cho tốn ké́m, người không khuyết tật học Đại học còn bị thất nghiệp nữa nói chi người khuyết tật như may mà lại học mới trung cấp, lại ngồi xe lăn nữa, ai mà thuê mầy làm. Giám đốc nào khùng mới thuê mày về làm, hổng biết mày đến để làm hay để hầu mày nữa.”

Chính câu nói ấy, cùng sự quyết tâm, mục đích đi học của nó, nó tìm đến số điện thoại chị Bích, nhờ chị hướng dẫ̃n làm hồ sơ. Lúc ấy DRD có bộ phận giới thiệu việc làm do chị Bích phụ trách, chị giới thiệu công ty Hội Tụ. Nó được hẹn đến gặ̣p trực tiếp Giám đốc để phỏng vấn. Ban đầu nó lúng túng khi đươc hỏi về quá trình học và tại sao biết đến công ty, tại sao muốn đi làm, nó có thể làm được gì, muốn mức lương bao nhiêu… Nó nhớ ngay đến những gì nó được các anh chị DRD chia sẻ hôm tập huấn, thế là nó mạnh dan trả lời. Kết thúc cuộc trao đổi, thật bất ngờ, nó được nhận!

Đi làm được hai tháng, nó bị viêm loé́t da khi ngồi làm cả ngày, bởi nó không dám ăn, không dám uống nước. Buổi sáng của nó là nử̉a ổ bánh mì hoặ̣c nử̉a hộp cơm, nử̉a còn lại nó để dành ăn trưa. Không phải nó không đói, không khát nước, mà đơn giản là nó sợ ăn no, uống nước nhiều, vì nó không thể tự đi vệ sinh được. Sức khỏe ké́m, nó buộc lòng xin nghỉ̉ để điều trị. Không đi làm, nó như mất đi sức sống, bị ức chế và mệt mỏi khi trở lại cái cảm giác chỉ̉ ở nhà, không đi làm, không bạn bè̀. Nó chán nản, muốn buông xuôi. Nó lang thang trên Internet, vô tình vào trang web của DRD, nó đọc bài viết về mô hình Sống Độc Lập dành cho người khuyết tật nặ̣ng với sự tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội chăm sóc con người Nhật Bản (Human Care Association). Nó đọc đi đọc lại rất nhiều lần vì nó sợ đọc nhầm, sợ mô hình đó chỉ̉ dành cho những người có tiền. Sau nhiều ngày đắn đo suy nghĩ nó quyết định liều một lần là thử̉ gọi hỏi xem có đúng không?

Và thế là nó biết thế nào là sống độc lập dành cho người khuyết tật nặ̣ng. Từ̀ khi được có người hỗ trợ cá nhân (PA), nó linh hoạt hơn trước nhiều lắm. Nó được chị Hiếu, anh Tùng điều phối viên của chương trình Sống độc lập chia sẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp người khuyết tật phát huy khả năng sống độc lập tại gia đình và cộng đồng. Lúc đầu khi nghe từ̀ sống độc lập nó nghĩ hoang mang: “Sống độc lập là sống một mình, sao sống? Còn gia đình thì sao?”. Nhưng không, nó vẫ̃n sống chung với các em, nó hiểu rõ giá trị bản thân để dám sống, dám quyết định, dám lựa chọn, dám hành động, và tự chịu trách nhiệm với những gì quyết định, không than trách hay đô lỗi do số phận. Từ̀ đó, nó năng động tham gia các sinh hoạt do DRD tổ chức, tham gia các buổi tập huấn kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp và ứng xử̉. Nó tham gia Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật, nó biết làm đẹp, nó biết đi siêu thị chọn lựa những món quà tặ̣ng mẹ, biết đi chợ tự chọn những bó rau, miếng thịt, con cá… Tự tay nấu các món ăn nó và các em nó thích, đó là điều mà nó và tất cả những người xung quanh nó không bao giờ nghĩ đến cũng chẳng dám tin, vì người như nó ngồi không vững thì làm sao có thể ngồi làm đồ ăn, nói chi là nấu ăn như thế nào được. Khi được các anh chị chia sẻ những tình huống rất thiết thực trong cuộc sống, được sự khích lệ, gợi ý  của các bạn PA, nó khám phá khả năng của nó với những gì mà nó trước giờ chưa dám làm dù rất thích.

Ngoài những lúc nấu ăn, nó tích cực tham gia các buổi sinh hoạt, để mở rộng nhiều mối quan hệ xung quanh. Tận dụng nhưng kỹ năng học được, nó lại lên Internet tìm hiểu thông tin xin việc làm phù hợp với nó. Nó tự nghĩ ra phương tiện giúp nó di chuyển trong nhà nhỏ gọn, tiện dụng. Nó chia sẻ công việc làm thêm tại nhà, giúp vài bạn khuyết tật như nó có thêm ít tiền thu nhập hàng tháng, tuy không nhiều nhưng nó rất vui với sự chia sẻ đó, chia sẽ kỹ năng tìm việc mà nó học được.

Lần đầu được mời tham gia tập huấn tham vấn đồng cảnh, nó hầu như không hiểu gì hết. Ôi chao, nó lúng túng khi được làm quen với nhiêu người lạ, làm quen với việc ngồi nhớ lại nhiều điều để chia sẻ với mọi người. Nó mơ hồ lắm, nhưng càng tham gia nó càng thích. Thích nhất là những lần thực hiện phiên tham vấn. Lúc đầu nhát lắm, không dám nói nhiều, nó đè̀ né́n cảm xúc, mà sao trong lúc thực hiện phiên lại có người phải rưng rưng nước mắt. Sau nhiều lần tham dự nó càng hiểu, càng thấm thía, càng chia sẻ, càng hiểu rõ chính nó hơn cũng như những người đồng cảnh. Lần đầu tiên nó biết cảm giác của một tham vấn viên, biết cách lắng nghe tâm sự, cảm xúc của một ai đó. Nó được nhiêu lần ở vị trí khách hàng, nó thầm mong được là tham vấn viên thực thụ để chia sẻ, để giúp các bạn khuyết tật như nó giải tỏa những nỗi niềm rất riêng, khôi phục sự tự tin của bản thân. Thật thú vị, vì đó là phương pháp hỗ trợ về mặ̣t tâm lý giữa những người khuyết tật, giúp họ giải tỏa cảm xúc để tìm lại sự tự tin, giá trị, khả năng của bản thân, sống độc lập hơn, hòa nhập, mạnh dạn hơn, xóa bớt rào cản từ̀ xã hội, từ̀ gia đình và nhất là rào cản từ̀ chinh người khuyết tật.

Tham gia nhiều, học nhiều, biết nhiều giúp nó hiểu rõ hơn về vai trò của người khuyết tật đối với gia đình và xã hội. Không những riêng bản thân nó cảm nhận rõ được sự thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, mà nó còn giúp người thân thay đổi cách nhìn về minh và người khuyết tật. Nó cũng áp dụng phương pháp tham vấn, sự gợi ý, chia sẻ với những người bạn của nó khi gặ̣p vấn đề cần sự quyết định hay lựa chọn điều gì đó. Thật không thể nói hết giá trị mà nó nhận được sau những lần tham gia tham vấn đồng cảnh, những trải nghiệm, những chuyến dã ngoại...

Từ̀ triết lý sống độc lập, từ những buổi tham vấn, những chuyến dã ngoại, những kỹ năng học được, nó mạnh dạn hơn, thêm niềm tin yêu trong cuộc sống. Yêu đời, yêu người, yêu người yêu nó.

Hình Thảo Phương 2

Nó nhận ra rằng người khuyết tật hay không khuyết tật vẫ̃n có quyền yêu và chọn lựa niềm vui, cuộc sống cũng như hạnh phúc riêng cho chính mình. Chính niềm tin ấy, nó yêu và lấy anh làm chồng. Vì anh là người không khuyết tật, nó và anh cũng gặ̣p rất nhiều sự cản trở từ̀ gia đình, người thân, bạn bè̀ của anh và nó. Họ không tin vào tình yêu ấy. Với thời gian, sự thử̉ thách khó khăn của bản thân và cuộc sống, và niềm tin yêu chân thành, sự đồng cảm sẻ chia, nó và anh thuyết phục hai bên gia đình, nhận được rất nhiều sự ủng hộ, động viên, khích lệ từ̀ người thân, bạn bè̀, cũng như các anh chị ở DRD. Cũng từ̀ sự khuyến khích của nó, giờ anh là tài xế của dự án xe ba bánh dành cho người khuyết tật của trung tâm DRD. Đám cưới của nó được diễn ra với sự hỗ trợ, giúp sức của rất nhiều các anh chị ở DRD, Câu lạc bộ Phụ nữ Khuyết tật, các bạn thanh niên trong nhóm Youth. Hôm ấy nó nghẹn ngào xúc động với những giọt nước mắt, nó hạnh phúc với sự ấm áp yêu thương của anh, của các anh chị và bạn bè̀ dành cho nó và anh.

 Lời cám ơn nó gởi đến mọi người là cuộc sống hạnh phúc của nó và anh.

Hình Thảo Phương 3

Hình: Đám cưới Anh Trần Minh Trí và Chị Dương Đình Thảo Phương tại Trung Tâm Khuyết tật và Phát triển - DRD 

 

DRD Vietnam


Chia sẻ:
Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?
Hợp tác Đóng góp

Từ khóa: DRD và các hoạt động, Gương điển hình

Tin liên quan

Go to top