Search

Vie

Eng

Bế mạc hội nghị APDF 2014

Thứ hai, 01 tháng 12 2014 10:52

Chiều 28/11, Hội nghị Diễn đàn Người khuyết tật (NKT) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APDF) 2014 bế mạc các phiên họp chính thức. Đoàn đại biểu Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã có một số bài tham luận đáng chú ý tại hội nghị lần này.

Trong báo cáo kết quả 2 năm thực hiện chiến lược Inchoen ở Việt Nam (2012-2014) của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Việt Nam ước tính có trên 7 triệu NKT (chiếm khoảng 7,8% dân số), trong đó 3,6 triệu NKT là nữ giới và 1,2 triệu là trẻ em. Những NKT từ 6 tuổi trở lên ước tính có khoảng 40% không biết chữ, gần 20% chưa tốt nghiệp tiểu học. Có đến 80% NKT tham gia hoạt động kinh tế dưới hình thức tự làm hoặc là lao động hộ gia đình không được hưởng tiền lương, tiền công. Đến nay theo thống kê của Bộ xây dựng cả nước chỉ có 22,6% số công trình y tế, 20,8% số công trình giáo dục, 13,2% nhà triển lãm, nhà trưng bày... đảm bảo tiếp cận cho NKT. Những con số biết nói trên cho thấy, NKT vẫn còn quá nhiều rào cản, họ mất đi cơ hội học tập, làm việc, vui chơi giải trí vì môi trường chưa tiếp cận.

Chị Loan và phá bỏ rào cản, một thế giới

ThS. Lưu Thị Ánh Loan chia sẻ tại hội nghị

Trong phần tham luận liên quan đến việc Nâng cao nhận thức cộng đồng về một thế giới không rào cản, Th.S Lưu Thị Ánh Loan, Quyền Giám đốc DRD cho biết, DRD đã tổ chức nhiều đợt khảo sát công trình công cộng tại 8 quận của TPHCM, tập huấn kỹ năng hỗ trợ NKT cho người hỗ trợ cá nhân (PA) nói riêng và đông đảo học sinh, sinh viên nói chung. Đồng thời, DRD cũng có những chiến dịch truyền thông quy mô lớn như; giấc mơ tiếp cận, khoảnh khắc kỳ diệu, song song đó là triễn lãm “Ừ, thì khiếm khuyết!“ với 15 câu chuyện đại diện cho 15 NKT điển hình đã và đang nỗ lực vượt qua rào cản để khẳng định bản thân. Kết quả khảo sát từ DRD cho thấy, chỉ có 78/1.800 công trình thuộc các quận trung tâm TPHCM tiếp cận cho NKT. Đây là một con số đáng buồn. DRD đã phát hành bản đồ giấy, bản đồ online để NKT có thể tra cứu và đỡ vất vả hơn khi sử dụng công trình này. Bà Ánh Loan cũng đưa ra kiến nghị, mong muốn sẽ có sự đồng thuận, hợp tác giữa các cơ quan ban ngành khi tiến hành công tác xây dựng môi trường tiếp cận để có được hiệu quả tốt nhất và NKT được tham gia, hỏi ý kiến trong quá trình đó.

Anh Cử phiên vận động chính sách

ThS Nguyễn Văn Cử chia sẻ về vận động chính sách

Chủ đề hội thảo số 2, phiên họp toàn thể số 1 về Sự tham gia của NKT trong việc đưa ra quyết định và vận động chính sách thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu. Khi giới thiệu về công tác Vận động chính sách cho NKT tại TPHCM, anh Nguyễn Văn Cử, Phó Giám đốc DRD nhấn mạnh, vận động chính sách cần lấy đối tượng đích làm trọng tâm và tạo điều kiện để họ trực tiếp tham gia vào quá trình vận động. Chẳng hạn, TPHCM có hơn 3.250 xe buýt hoạt động trên 200 truyến đường. Năm 2012, UBND TPHCM phê duyệt đề án đổi mới 1.680 xe buýt đến năm 20127. Ngay lập tức, đội ngũ nhân viên DRD đã cùng ngồi lại tìm hiểu vấn đề, vạch kế hoạch và đưa NKT trực tiếp sử dụng xe buýt, khảo sát tiếp cận tại các nhà chờ, trạm dừng. Thông tin, hình ảnh, cảm nhận của chính NKT dùng xe buýt được DRD thu thập một cách tỉ mỉ, rõ ràng và trở thành căn cứ trong bản kiến nghị gởi các cơ quan chức năng tại TPHCM. Kết quả, đến tháng 7/2012, TPHCM có 2 xe buýt hoàn toàn tiếp cận cho NKT, một số xe khác được thiết kế sàn thấp, chạy các tuyến nội thành để phụ vục tốt hơn nhu cầu đi lại của NKT. Đầu năm 2013, Ban quản lý dự án Metro 1 cũng đã đến DRD khảo sát ý kiến và nhờ tư vấn về vấn dề tiếp cận trên các hạng mục chuẩn bị xây dựng. Đầu năm 2014, Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị DRD góp ý cho Bộ Quy chuẩn xây dựng mới phù hợp với NKT.

Phan Thị Rát chia sẻ

Phan Thị Rát- trưởng nhóm TNKT Đột Phá chia sẻ

Đặc biệt, trong phiên Đối thoại về chủ đề thanh niên khuyết tật (TNKT) và quyền tự quyết của thanh niên vào chiều 28/11, Phan Thị Rát- trưởng nhóm TNKT Đột Phá (thành lập từ dự án Nâng cao năng lực cho TNKT của DRD) có bài phát biểu “TNKT: Thế mạnh và thách thức” từ chính kinh nghiệm hoạt động của nhóm tại TPHCM. Bài phát biểu này nhấn mạnh rằng việc tăng cường sự tham gia của TNKT vào các hoạt động liên quan đến NKT sẽ giúp TNKT thể hiện được năng lực, khẳng định giá trị bản thân, đó cũng là cách trao quyền cho TNKT. Từ đó TNKT sẽ là lực lượng đi tiên phong trong nhóm NKT để thúc đẩy cộng đồng NKT phát triển bền vững, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.

DSC_0677

Tap the hoi nghi

Trong cuộc đối thoại trực tiếp với Nguyễn Trọng Đàm – Thử trưởng Bộ LĐTBXH và Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Th.S Lưu Thị Ánh Loan, Quyền Giám đốc DRD đặc biệt nhấn mạnh “DRD và cộng đồng NKT rất vui mừng khi Quốc hội phê chuẩn Công ước Quyền của NKT. TNKT ngày càng trở thành một lực lượng vững mạnh, và các bạn cần phải thể hiện nhiều hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc đóng góp cho cộng đồng“

Bản tin DRD


Từ khóa: Chương trình xã hội, DRD và các hoạt động, Hội thảo, Người khuyết tật, Quyền

Tin liên quan

Go to top