Search

Vie

Eng

Chia sẻ "Làm thế nào để lao động khuyết tật hòa nhập tốt tại nơi làm việc" tại công ty SCHENKER.

Thứ hai, 23 tháng 10 2017 10:33

Sáng ngày 19/10/2017 - DRD nhận lời mời của công ty SCHENKER thực hiện buổi chia sẻ ngắn cho cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng của công ty nhằm rút ngắn khoảng cách giữa quản lý, đồng nghiệp với lao động khuyết tật.

Sắm vai người khuyết tật vận động và khiếm thị

Trải nghiệm sử dụng nạng 

Trãi nghiệm làm người khiếm thị

Trải nghiệm làm người khiếm thị

Buổi chia sẻ diễn ra trong không khí cởi mở, thoái mái bắt đầu bằng việc các quản lý và nhân viên của công ty "sắm vai" người sử dụng nạng, sử dụng xe lăn và người bị bịt mắt với nhiệm vụ là di chuyển xung quanh nơi làm việc, sử dụng các chức năng của văn phòng và quay trở lại sau 10 phút.

Đa số ban đầu người chơi cảm thấy tò mò và thú vị khi được trải nghiệm, tuy nhiên không lâu sau đó thì mọi người bắt đầu có các cảm nhận như: "có ai chỉ đường dùm nha, chứ thấy gì đâu"..hay "tôi nhớ là sắp tới cầu thang mà sao mò mãi không thấy tới ta"...hoặc là "cái cửa này xe lăn đâu có vô được đâu.." 

Trãi nghiệm ngồi xe lăn

Trải nghiệm ngồi xe lăn để vượt qua những cánh cửa nhỏ hẹp

Trãi nghiệm làm người khuyết tật để vượt qua cầu thang bộ

Sử dụng nạng để vượt qua bậc thang bộ tại công ty

Ngay sau khi trở về phòng mọi người chia sẻ:
"Mệt, khi dùng nạng tôi dùng sức nhiều thấy quá mệt, đặc biệt khi lên xuống cầu thang." Anh Tùng chia sẻ sau khi trải nghiệm người sử dụng nạng.
Anh Nhân chia sẻ rằng anh thấy mình chậm chạp, việc di chuyển bằng xe lăn làm anh thấy bất tiện: "Trong phòng để bàn ghế làm tôi rất khó di chuyển. Phòng kho tôi hay ra vào nhưng khi ngồi xe lăn mới thấy xe lăn lại không vào được.." - anh Nhân chia sẻ thêm.

Anh Hải (sắm vai người sử dụng nạng): "khi mở cửa phải tôi phải vừa giữ thăng bằng vừa phải mở cửa, việc này rất khó khăn.."

Ông Nguyễn Văn Cử - Phó giám đốc DRD chia sẻ: "Người khuyết tật thường phải đối mặt với nhiều rào cản, rào cản từ chính họ, rào cản do gia đình hoặc rào cản từ cái nhìn của xã hội và cái mà các anh chị vừa trải qua chính là rào cản về môi trường, trong đó với kinh nghiệm làm việc của mình tôi nhận thấy rào cản từ chính bản thân người khuyết tật chỉ là một phần nhỏ, quan trọng là xã hội cùng nhìn nhận đúng khả năng của người khuyết tật và tạo ra các cơ hội để người khuyết tật hòa nhập..."

chia sẻ sau buổi trãi nghiệm

Tham dự viên chia sẻ cảm nhận sau khi thử đặt mình vào tình huống của người khuyết tật

Ông Nguyễn Văn Cử chia sẻ: "Việc làm - chính là chìa khóa quan trọng nhất để người khuyết tật hòa nhập vào xã hội, do đó DRD luôn nỗ lực thuyết phục doanh nghiệp tạo các điều kiện thích hợp để lao động khuyết tật có cơ hội thể hiện khả năng và hòa nhập tốt với môi trường của doanh nghiệp".
Bà Trà My - quản lý kho tại công ty Schenker nói thêm: "Bản thân làm việc trực tiếp với lao động khuyết tật nên cũng quan tâm tìm hiểu xem nhân viên có những khó khăn nào, có hòa nhập được với công việc và đồng nghiệp tốt không từ đó tìm hướng giải quyết phù hợp"
Chị Phương - phòng Chăm sóc khách hàng chia sẻ: "Em đang bị thoát vị đĩa đệm nên chắc cũng hiểu được sự hạn chế khi muốn làm gì đó lại không thể làm được, dù người nhà có hỗ trợ hết sức vẫn cảm thấy khó chịu lắm, nên có thể hiểu được phần nào kháo khăn của người khuyết tật".
Chị Thùy Dương - Phòng dịch vụ khách hàng chia sẻ sau buổi chia sẻ hôm nay chị ấy muốn tuyển thêm người khuyết tật vào mảng chị ấy đang phụ trách với sự hỗ trợ từ DRD và ngay sau đó SCHENKER đã gửi thông báo tuyển dụng nhờ DRD giới thiệu NKT.

Cuối buổi chia sẻ, đại diện bộ phận An toàn - An Ninh - Chăm sóc sức khỏe của SCHENKER cũng chia sẻ sắp tới bộ phận sẽ thúc đẩy việc điều chỉnh một số nơi trong công ty để tuyển thêm lao động khuyết tật và nhờ DRD tư vấn thêm.

Chia sẻ tại doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp "sẵn sàng" khi tuyển dụng lao động khuyết tật từ đó biết cách tạo điều kiện thích hợp nơi làm việc.

Kim Phụng


Từ khóa: Công trình công cộng, DRD và các hoạt động, Hỗ trợ, Người khuyết tật, Tiếp cận, Việc làm

Tin liên quan

Go to top