Search

Vie

Eng

DRD hợp tác đa dạng để đạt được mục tiêu "Một thế giới cho tất cả"
Cùng nhau, chúng ta có thể đóng góp và xây dựng một thế giới tốt đẹp cho tất cả mọi người, trong đó có người khuyết tật.

  QUY TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

  • I.  THÔNG TIN CHUNG

Theo UNESCO: “Hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp.

  1. 1. Mục tiêu cần đạt được trong quá trình định hướng nghề nghiệp

 

  1. 2. Quy trình định hướng nghề nghiệp (4 giai đoạn)

  1. 3. Kế hoạch thực hiện chương trình định hướng nghề nghiệp (3 giai đoạn đầu)

GIAI ĐOẠN

HOẠT ĐỘNG

MỤC TIÊU 

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN/ LƯU Ý

I. TÌM HIỂU BẢN THÂN

1. Tìm hiểu sở thích nghề nghiệp

- Tìm hiểu 4 khía cạnh/ đặc điểm quan trọng của bản thân thông qua các công cụ được hướng dẫn/ cung cấp nhằm tạo nền tảng xác định con đường nghề nghiệp bao gồm: sở thích, tính cách, năng lực và giá trị (bao gồm giá trị sống và giá trị nghề nghiệp). 

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của các đặc điểm trên đến quyết định nghề nghiệp.

Thực hiện trắc nghiệm Holland để tìm hiểu sở thích nghề nghiệp tại đường dẫn sau: https://huongnghiepviet.com/trac-nghiem-huong-nghiep/lam-trac-nghiem-hn-jh 

Đây là công cụ giúp đưa ra những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với sở thích của bản thân của bạn nhất. Lưu ý dành cho bạn như sau:

Trước khi làm bài trắc nghiệm:

  • - Hít thở sâu và nhẹ nhàng (8 nhịp).
  • - Giữ tâm trạng thoải mái, bình tĩnh, tập trung và không có định kiến cá nhân.
  • - Trả lời tất cả các câu hỏi theo sở thích cá nhân hoặc khuynh hướng của bạn trong các hoạt động hàng ngày (ở nhà, ở trường, khi giao tiếp với người thân, bạn bè, v.v…)
  • - Hãy trả lời đúng và thật theo sở thích của bạn nhất. Không có câu trả lời đúng và sai. Bạn không cần phải gây ấn tượng với bất kỳ ai. 
  • - Nhập kết quả phép toán và nhấn nút xem kết quả. 

Sau khi nhận kết quả:

  • - 3 nghề nghiệp được gợi ý trong phần kết quả được rút kết từ các câu trả lời của bạn, do đó chỉ mang tính gợi ý.
  • - Nếu bạn cảm thấy kết quả không phản ánh đúng bản thân, Bạn có thể liên hệ với chuyên gia hướng nghiệp tại DRD để được tư vấn sâu hơn.
  • Câu hỏi suy ngẫm
  • => Bạn có thích các nghề mình được gợi ý không? Tại sao?

2. Tìm hiểu tính cách bản thân và đối chiếu với yêu cầu nghề bạn thích

Hoạt động 1. Bạn thuộc nhóm tích cách nào sau đây? Bạn thấy có cần mô tả thêm điều gì về mình không? 

  1. Người sống thực tế, lối sống ngăn nắp, trật tự
  2. Người có khuynh hướng tìm tòi, quan sát. Thích sự chính xác, tỉ mỉ, và logic
  3. Người nhạy cảm, có trực giác tốt, hay sáng tạo, có trí tưởng tượng phong phú
  4. Người hay giải thích để làm rõ vấn đề. Hay quan tâm đến việc hỗ trợ, chăm sóc người khác
  5. Người dám nghĩ dám làm, có khả năng thuyết phục người khác
  6. Người cẩn thận, tỉ mỉ, chú trọng đến chi tiết

Hoạt động 2. Bạn hãy dùng công cụ Google, nhập từ khóa “yêu cầu tính cách cho nghề…” (điền tên nghề bạn thích hoặc tên nghề bạn được gợi ý ở kết quả bài trắc nghiệm hướng nghiệp)

Lưu ý:

  • Một người có thể có thuộc một hoặc nhiều nhóm tính cách. Do đó, bạn có thể thấy mình rất giống với mô tả của 1 nhóm tính cách nào đó, nhưng cũng có thể thấy ở 1 vài nhóm tính cách, mình đều có 1 vài đặc điểm nào đó. Điều này là hết sức bình thường, và không ai hoàn toàn giống ai. 
  • Câu hỏi suy ngẫm
  • => Tính cách của bạn có phù hợp với yêu cầu về tính cách của nghề bạn thích không?

3. Tìm hiểu năng lực (điểm mạnh, điểm yếu) và năng lực học tập

Hoạt động 1. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? (xác định bản thân giỏi và chưa giỏi ở những lĩnh vực, kĩ năng gì…)

 

Hoạt động 2. Năng lực học tập của bạn có tốt không?

  • Hãy kể tên 3 môn học mà bạn giỏi nhất? Điểm Trung bình môn là bao nhiêu?
  • Bạn học yếu môn nào nhất? Điểm Trung bình môn là bao nhiêu?

Lưu ý:

Bạn cần phân biệt rõ năng lực của bản thân và năng lực học tập. Bạn có thể học yếu môn toán, nhưng bạn vẫn có khả năng suy luận logic.

 

  • Câu hỏi suy ngẫm

Năng lực của bạn có thể giúp bạn theo đuổi nghề nghiệp mà bạn thích không?

Ví dụ: Bạn muốn làm bác sĩ, vậy nghề bác sĩ yêu cầu khả năng gì? Bạn có những khả năng đó không? Điểm xét tuyển của ngành y là bao nhiêu? Bạn có tự tin đủ điểm đậu vào ngành y không?

4. Tìm hiểu giá trị sống và giá trị nghề nghiệp

Giá trị (bao gồm giá trị sống và giá trị làm việc) là điều bạn theo đuổi, là động lực giúp bạn sống và làm việc. 

Hoạt động 1. Tham khảo thang nhu cầu Maslow và đối chiếu với bản thân để xác định lại giá trị sống của bạn.

Hoạt động 2. Bạn mong muốn một công việc như thế nào?

  • Câu hỏi suy ngẫm

1. Bạn mong muốn/ theo đuổi điều gì cho bản thân và gia đình?

2. Bạn mong muốn 1 công việc/ môi trường làm việc như thế nào?

Câu hỏi suy ngẫm

Bây giờ, bạn đã khám phá/ nhìn lại 4 mảnh ghép quan trọng nhất cho việc định hướng nghề nghiệp. Bạn hãy mô tả/ trình bày lại sở thích, tính cách, năng lực, và giá trị của bản thân với 1 người mà bạn tin tưởng hoặc viết ra giấy.

1. Công việc mà bạn yêu thích có phù hợp với tính cách, năng lực, và giá trị mà bạn theo đuổi không?

2. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn nào, hãy liên hệ với DRD ngay nhé!

II. KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

1. Khám phá thế giới nghề nghiệp

- Tìm hiểu thông tin nghề: nắm bắt các đặc điểm nghề, yêu cầu công việc, môi trường làm việc, triển vọng nghề, mức lương trung bình v.v. nhằm làm cơ sở để quyết định nghề nghiệp mong muốn.

- Tìm hiểu về thị trường lao động: một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động… (Liên hệ DRD để được hướng dẫn chi tiết).

Bây giờ, bạn đã xác định được công việc phù hợp với sở thích, tính cách, năng lực và giá trị mà bản thân theo đuổi. 

Bạn cần tìm hiểu thông tin nghề nghiệp đó thật cẩn thận. Hãy truy cập vào đường dẫn sau để tra cứu và tìm hiểu thông tin nghề. 

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/wcms_756142.pdf

1. Hoạt động tìm hiểu nghề: Bạn cần tìm đầy đủ các thông tin nghề, sau đó

2. Đối chiếu với các đặc điểm của bản thân để xác định điểm phù hợp và điểm cần cải thiện để có thể làm được nghề mình muốn. 

 Trong phần trắc nghiệm hướng nghiệp, bạn đã được gợi ý 3 nghề phù hợp với sở thích. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thông tin cho cả 3 nghề nhé. 

 

2. Khám phá con đường học tập/ đào tạo

- Tìm hiểu thông tin ngành học, khóa học, cơ sở đào tạo liên quan: tìm hiểu thông tin cụ thể để phục vụ cho việc lập kế hoạch học tập, bao gồm ngành học, khóa học, các trường đào tạo, v.v…

Bây giờ, bạn cần xác định ngành học và cơ sở đào tạo phù hợp với đặc điểm bản thân và hoàn cảnh gia đình. Hãy truy cập vào đường dẫn sau và tìm kiếm thông tin ngành học và cơ sở đào tạo theo hướng dẫn nhé. 

https://tuyensinhso.vn/

 

 

III. QUYẾT ĐỊNH VÀ LÊN KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP

1. Kỹ năng ra quyết định

- Kết hợp thông tin đã tìm hiểu, xác định ở bước 1 và 2 để phân tích sâu hơn dựa trên mô hình SWOT (Tham khảo Mẫu số 1 bên dưới)

- Dựa trên kết quả đã phân tích để đưa ra quyết định, xác định con đường nghề nghiệp cho bản thân và chịu trách nhiệm với quyết định đó

Đến bước này, bạn đã có các sự lựa chọn nghề, ngành học, và cơ sở đào tạo rồi. Bạn có đang phân vân không biết chọn nghề nào? Ngành học nào? Cơ sở đào tạo nào không? 

Bạn hãy thực hiện bước phân tích và đánh giá trước khi đưa ra quyết định.

Không có quyết định đúng hay sai, chỉ có quyết định phù hợp với bản thân và hoàn cảnh của cá nhân mình hay không. Do đó, bạn hãy:

  • Kiên định với quyết định/ lựa chọn của mình.
  • Tìm kiếm nguồn hỗ trợ.
  • Quyết tâm hành động nhé.

 

2. Kỹ năng lập kế hoạch học tập và nghề nghiệp

- Lập kế hoạch nghề nghiệp và học tập theo mô hình SMART (Tham khảo Mẫu số 2 bên dưới)

Bây giờ bạn đã có quyết định/ lựa chọn đối với nghề, ngành học, và cơ sở đào tạo. 

Bạn hãy thực hiện lập kế hoạch học tập và nghề nghiệp theo mô hình SMART. Tham khảo mẫu kế hoạch (mẫu số 2).

Việc lập kế hoạch rất quan trọng, vì nó giúp bạn theo dõi, đánh giá các mục tiêu đã đề ra cũng như giữ động lực để bạn không ngừng cố gắng. Hãy dành thời gian suy nghĩ thật cẩn thận để làm ra kế hoạch cho bản thân nhé.

Nếu bạn cảm thấy thắc mắc hoặc không đủ tự tin, hãy liên hệ với DRD để được giúp đỡ ngay nhé!

 

MẪU SỐ 1:

KỸ NĂNG RA PHÂN TÍCH CÁC LỰA CHỌN VÀ RA QUYẾT ĐỊNH 

 

Đối với mỗi lựa chọn, bạn hãy liệt kê các điểm thuận lợi và bất với đối với bản thân bạn (sở thích, tính cách, năng lực, và giá trị) và hoàn cảnh kinh tế gia đình bạn. Sau đó cân nhắc xem các điểm thuận lợi nhiều hơn bất lợi hay ngược lại và đưa ra quyết định phù hợp nhé.

 

LỰA CHỌN

THUẬN LỢI

BẤT LỢI

CƠ HỘI

KHÓ KHĂN/ THÁCH THỨC

QUYẾT ĐỊNH CỦA BẠN

(Chọn/ Không chọn)

1. Nghề 1: ... 

 

 

 

 

 

2. Nghề 2: ... 

 

 

 

 

 

3. Khóa học 1: ... 

 

 

 

 

 

4. Khóa học 2: ... 

 

 

 

 

 

 


 

 

MẪU SỐ 2:

KẾ HOẠCH HỌC TẬP/ NGHỀ NGHIỆP 

 

TIÊU CHÍ

CÂU HỎI GỢI Ý

HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN

SPECIFIC

(Cụ thể, rõ ràng) 

Bạn muốn làm công việc gì trong lương lai?

Để được làm công việc này, bạn cần học ngành gì/ khóa học nghề gì? Trường nào/ cơ sở đào tạo nào có khóa học bạn muốn? 

 

MEASURABLE

(Có thể đo đếm được) 

Bạn sẽ làm gì để đạt được nghề đó?

(Ví dụ: Đăng ký khóa học nghề ngắn hạn/ trung cấp/ thi cao đẳng, đại học? v.v) 

Khóa học bao lâu? Có chứng chỉ nghề/ bằng cấp không? 

 

ACHIEVABLE  

(Có thể đạt được) 

Để nhập học, bạn cần làm gì?

Để tốt nghiệp bạn cần làm gì?

 

REALISTIC  

(Thực tế) 

Những việc này có nằm trong khả năng (bao gồm năng lực học tập, điểm số, khả năng kinh tế, và tình trạng sức khỏe) của bạn không?

Liệt kê lí do vì sao có/ vì sao không…

 

TIMEBOUND  

(Có kỳ hạn) 

Thời hạn để bạn nhập học là khi nào?

 

 

 

--------------------------

 

Liên hệ Trung tâm DRD để được tư vấn thêm:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI KHUYẾT TẬT (DRD)

Địa chỉ: 311K8 Khu TĐC Thủ Thiêm, An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Email: vieclam@drdvietnam.org

Hotline: 0399 988 336 (có Zalo)


Đăng ký nhận tin từ DRD


Đăng ký

Go to top