Giao diện chuẩn (Phím tắt alt+0)
Tương phản cao (Phím tắt alt+0)
Chế độ bình thường (Phím tắt alt+0)
Tăng kích cỡ chữ (Phím tắt alt+w) Đặt lại cỡ chữ chuẩn (Phím tắt alt+r) Giảm kích cỡ chữ (Phím tắt alt+e)
Danh sách ủng hộ (Phím tắt alt+q)
Tiếng Việt (Phím tắt alt+1) English (Phím tắt alt+1)
Bạn đang ở:
Menu top ( Phím tắt 6 )
Menu Chính ( Phím tắt 7 )
Nội dung ( Phím tắt 9 )
Dự án tăng cường trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, giáo dục
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, sửa đổi bổ sung 2017 là cơ sở pháp lý bảo đảm sự cam kết của Nhà nước bảo đảm quyền của người khuyết tật, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Pháp luật về trợ giúp pháp lý của Việt Nam đã cụ thể hóa Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, bảo đảm cam kết người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu và bình đẳng với những người khác, nhất là khi tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, theo trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam (www.trogiupphaply.gov.vn) từ 2012 – 2019, cả nước mới chỉ có 0.33% tương đương 26.262 người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp pháp lý trong tổng số 8.000.000 người khuyết tật Việt Nam. Còn ở Quảng Bình tính đến 2015 thì có 0.32% tương đương 143 người khuyết tật trong tổng số 45.000 người khuyết tật, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31/5/2018 có tới 56.644 người khuyết tật, tuy chưa công bố số người khuyết tật được trợ giúp pháp lý nhưng cũng tương tự như tình hình chung của cả nước.
Qua thực trạng trên cho thấy, người khuyết tật, đặc biệt NKT là phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số vẫn chưa tiếp cận một cách đầy đủ chính sách trợ giúp pháp lý nên họ vẫn chưa hiểu đầy đủ các quyền của mình, đặt biệt là quyền trong lao động, việc làm, y tế, giáo dục và khi bị phân biệt đối xử họ sẽ cam chịu. Chính điều này đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến bình đẳng và hòa nhập của người khuyết tật.
Dự án do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển thực hiện với sự tài trợ của Quỹ JIFF. Quỹ JIFF là một trong hai hợp phần của Chương trình tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), do Liên minh Châu Âu tài trợ và Ban Thư ký Quỹ JIFF, đặt tại OXFAM quản lý thực hiện.
Dự án sẽ góp phần tăng cường trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền của NKT trong lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, giáo dục. Để đạt được mục đích này, dự án sẽ thực hiện ba mục tiêu, cụ thể:
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức cho NKT, NKT DTTS và các bên liên quan về quyền của NKT bằng cách tập trung xây dựng tài liệu truyền thông và truyền thông trên mạng xã hội, tập huấn về bình đẳng và hòa nhập NKT
Mục tiêu 2: Trợ giúp pháp lý cho NKT, NKT DTTS bằng cách xây dựng năng lực trợ giúp pháp lý cho nhóm cộng tác viên tại TP.HCM, Quảng Bình và liên kết với văn phòng luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý và đại diện bào chữa, đồng thời dự án sẽ nâng cấp ứng dụng tư vấn pháp lý (DLAW) sẵn có của DRD trên điện thọai thông minh để làm công cụ tư vấn.
Mục tiêu 3: Vận động chính sách liên quan đến cấp thể bảo hiểm y tế cho người khuyết tật nhẹ bằng cách thực hiện nghiên cứu, tổ chức hội thảo và đánh giá cuối kỳ vừa để đánh giá xem dự án có đạt được kết quả không, vừa đánh giá chính sách và thực thi chính sách để từ đó đưa ra các kiến nghị và chiến luợc vận động chính sách.
Bên cạnh đó, dự án cũng góp phần giải quyết bất bình đẳng giới bằng cách Xây dựng chiến lược thực hành về bình đẳng giới với người khuyết tật đi từ nâng cao nhận thức đến nâng cao năng lực và thực hành trong thực tế” cho tổ chức, đối tác, người hưởng lợi của dự án.
Đồng thời dự án cũng tập trung xây dựng năng lực trợ giúp pháp lý cho Câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật để họ có thể trở thành đối tác thực hiện các họat động trợ giúp pháp lý cho dự án.
DRD Vietnam