Search

Vie

Eng

Những người vượt qua nghịch cảnh làm đẹp cho đời

Thứ ba, 04 tháng 02 2020 08:37

Chia sẻ:

Trong cuộc sống có những người không may mất đi mộḅt bộḅ phận trên cơ thể do tai nạn hoặc bệnh tật. Những tai nạn như vậy có thể khiến con người ta suy sụp và mất đi hi vọng. Nhưng cũng có những người dù khuyết tật vẫn có khả năng vượt qua nghịch cảnh,vực dậy bản thân để sống tiếp và trở thành người có ích cho xã hội.

 

Ông Sun Jifa sống tại tỉnh Cát Lâm, miền bắc Trung Quốc, năm nay đã 66 tuổi. Ông bị mất cả 2 tay trong một lần tự chế bom để đánh cá. Sau khi bị bom nổ và mất đi đôi tay, ông Sun Jifa không thể làm được việc gì.

Công việc đồng áng không thể thiếu đi đôi tay của người đàn ông. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn, ông Sun Jifa không thể đến bệnh viện để lắp tay giả. Không chịu thua trước nghịch cảnh, ông Sun Jifa đã quyết định tự tạo cho mình một đôi tay để làm việc. “Vụ tai nạn đã khiến mọi ước mơ của tôi tan thành mây khói. Khi ấy tôi vẫn còn trẻ. Tôi đã từng leo lên sân thượng bệnh viện nhiều lần với ý định tự tử. Tuy nhiên gia đình rất quan tâm đến tôi. Họ trông chừng tôi rất kĩ và giúp tôi qua cơn khủng hoảng. Nhưng cuộḅc sống lúc đó vẫn rất khó khăn. Tôi chẳng thể làm được gì và phải phụ thuộḅc hoàn toàn vào người thân. Sau mộḅt thời gian, tôi quyết tâm phải chế tạo cho mình đôi tay thay thế để có thể làm việc trở lại, phụ giúp gia đình.”
  
Cuối cùng sau 8 năm mày mò, ông Sun Jifa cũng đã chế tạo được cho riêng mình một đôi tay bằng kim loại. Ông có thể điểu khiển đôi tay bằng sự cử động của khuỷu tay và có thể làm được nhiều việc với đôi tay giả này. Ông cũng có thể tự ăn cơm như những người bình thường khác. Tuy nhiên, điểm hạn chế ở đôi tay này là nó được làm bằng kim loại nên trọng lượng khá nặng. Ông Sun Jifa chia sẻ, vào những lúc thời tiết nóng hay lạnh ông thường gặp rất nhiều bất tiện. “Thế hệ tay giả đầu tiên chỉ giúp tôi ăn uống. Thế hệ thứ hai giúp tôi cầm nắm được nhiều thứ hơn, làm được nhiều việc hơn. Đến thế hệ thứ ba, tôi đã có nhiều kiến thức về cơ khí và có thể làm những cánh tay đẹp và linh hoạt.”
  
Trong quá trình tìm tòi và nâng cao tay nghề, ông cũng chế tạo tay giả cho những người khuyết tật khác. Ước tính những sản phẩm của ông Sun Jifa đã giúp ích cho cuộḅc sống của hơn 25 triệu người khuyết tật tại Trung Quốc. Ông Sun Jifa chia sẻ, những người khuyết tật đến tìm ông có mức độḅ nặng nhẹ khác nhau. Có người mất cả cánh tay, có người chỉ cụt từ khửu tay hoặc chỉ mất vài ngón tay. Ông phải suy nghĩ và thiết kế những chiếc tay riêng cho họ. Tuy vất vả, nhưng công việc này đem lại ý nghĩa cho cuộḅc sống, ông Sun tự hào nói. 
 
Hiện, ông đã mở mộḅt cửa hàng online theo gợi ý của những người khuyết tật địa phương. Bằng cách này, nhiều người khuyết tật sẽ có thể tiếp cận và được hưởng lợi từ các sản phẩm của ông hơn.
 
Còn tại Ấn Độ, một cô bé sinh ra đã bị liệt cả 3 chi vẫn quyết tâm theo đuổi giấc mơ trở thành họa sĩ của mình. Rani Rehnuma bắt đầu vẽ từ khi lên 5 tuổi với sự giúp đỡ của cha mẹ. Em sử dụng bàn chân duy nhất cử động được của mình để vẽ. Qua nhiều năm luyệt tập, em đã thành thạo kĩ năng cầm bút bằng chân; thậm chí em còn đủ khả năng tham gia cuộc thi vẽ tại địa phương. Cô Sita Kushwah, cô giáo của Rani chia sẻ, “Tôi đưa Rani đến tham dự cuộc thi để cho em cảm thấy yên tâm và tự tin hơn. Mặc dù Rani bị khuyết tật bẩm sinh, tài năng của em vẫn tỏa sáng.”
  
Cô giáo Sita của Rani cũng là một nguồn động viên lớn để em có thêm tự tin theo đuổi con đường mình đã chọn. Cô giáo thường xuyên đưa Rani đi xem các buổi triển lãm tranh hay đưa em đi tham gia các cuộc thi vẽ, nơi Rani có thể phát huy thế mạnh và tài năng của mình. Rani cho biết, em mong muốn sau này có cơ hội theo học ngành mỹ thuật. Với Rani hội họa là cách mà em giao tiếp, thể hiện cảm xúc và sống trong thế giới sáng tạo của riêng mình. 
 
Hai câu chuyện trên là minh chứng rõ nhất cho sự bền bỉ và nghị lực của con người. Dù trong cuộc sống đôi khi xảy ra những tai ương nghiệt ngã nhưng chỉ cần chúng ta không từ bỏ hi vọng thì tương lai tươi sáng vẫn chờ đợi ở cuối đường hầm.
 
BT

Chia sẻ:
Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?
Hợp tác Đóng góp

Tin liên quan

Go to top