Search

Vie

Eng

Về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện

Thứ tư, 24 tháng 03 2010 04:02

Số văn bản: 148/2007/NĐ-CP
Nội dung tóm lược:
- Điều kiện, thủ tục thành lập
- Tổ chức và hoạt động; tài sản & tài chính của quỹ
- Hợp nhất, sát nhập, chia tách, giải thể quỹ
- Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước

Nội dung chi tiết

 

 

   CHÍNH PHỦ                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 148/2007/NĐ-CP
                                                                        Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH
Về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
_________
CHÍNH PHỦ

   Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện(sau đây gọi chung là quỹ).
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Cá nhân, tổ chức Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Namtrong việc thành lập, hoạt động quỹ;
b) Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam đểthành lập, hoạt động quỹ.
Điều 2. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ
Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích khuyến khích phát triển văn hoá,giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đíchphát triển cộng đồng, không vì lợi nhuận.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Quỹ": là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân do mộthoặc nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thànhlập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc, nhằm mục đích hỗ trợvăn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các hoạtđộng vì lợi ích cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận, quỹ được cơ quan nhànước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận Điều lệ.
2."Không vì lợi nhuận": là không tìm kiếm lợi nhuận để phân chia;lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động được dành cho các hoạt động theoĐiều lệ. 
3. "Góp tài sản": là việc chuyển tài sản hợp pháp của cá nhân,tổ chức dưới hình thức hợp đồng, hiến tặng, di chúc của người để lại tài sảnhoặc các hình thức khác vào quỹ.
Cá nhân, tổ chức đã góp tài sản vào quỹ không còn quyền sở hữu và trách nhiệmdân sự với tài sản đó.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ
1. Quỹ thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tựchịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
3. Quỹ hoạt động theo Điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận,các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
4. Quỹ phải thực hiện mọi khoản thu, chi công khai, minh bạch về tài chính, tàisản theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Chính sách của nhà nước đối với quỹ
1. Khi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, được ngânsách nhà nước hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản của cá nhân, tổ chức đóng góp cho quỹ và các hoạt động của quỹ vì sựphát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhânđạo và lợi ích cộng đồng được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định củapháp luật.
Điều 6. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và địa chỉcủa quỹ
1. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
2. Quỹ được chọn tên và biểu tượng. Tên và biểu tượng quỹ phải đáp ứng các điềukiện sau:
a) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của quỹ khác đãđược đăng ký trước đó;
b) Tên và biểu tượng không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức vàthuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Tên quỹ phải viết bằng tiếng Việt hoặc phiên âm ra tiếng Việt và có thể viếtthêm bằng một hoặc một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn.
3. Quỹ phải có địa chỉ cụ thể.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng việc thành lập quỹ nhằm tư lợi, hoạt động bất hợp pháp.
2. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng; gâyphương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, đại đoàn kết dân tộc.
3. Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc dântộc.
4. Làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập quỹdưới bất kỳ hình thức nào.
5. Các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.

Chương II
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP QUỸ
Điều 8. Sáng lập viên
1. Sáng lập viên thành lập quỹ phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự đượcthành lập quỹ;  
b) Tổ chức của Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốnđầu tư nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có khả năng đóng góptài sản cho quỹ theo cam kết, được ban lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp nhất tríthành lập quỹ bằng văn bản và quyết định cử người đại diện đứng ra lập quỹ;
c) Cá nhân, tổ chức được thừa kế theo di chúc mà có nghĩa vụ thực hiện yêu cầulập quỹ của người để lại tài sản hoặc yêu cầu của người hiến tặng tài sản thôngqua hợp đồng để lập quỹ thì được đại diện đứng ra lập quỹ;
d) Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Namđể thành lập quỹ ở Việt Nam.
2. Quỹ có từ 2 (hai) sáng lập viên trở lên:
a) Các sáng lập viên phải thành lập Ban sáng lập quỹ;
b) Ban sáng lập quỹ bao gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các sáng lâp viên;
c) Ban sáng lập lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 10 vàgửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 9. Điều kiện thành lập quỹ
1. Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây:
a) Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Có cam kết đóng góp tài sản của cá nhân, tổ chức là sáng lập viên;
c) Có Điều lệ, cơ cấu tổ chức phù hợp với các quy định tại Nghị định này và quyđịnh của pháp luật có liên quan;
d) Có trụ sở giao dịch.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể điều kiện thành lập quỹ.
Điều 10. Hồ sơ thành lập quỹ
1. Đơn đề nghị thành lập quỹ.
2. Dự thảo Điều lệ quỹ.
3. Đề án thành lập và hoạt động của quỹ.
4. Cam kết có trụ sở chính của quỹ.
5. Cam kết về tài sản đóng góp để thành lập quỹ.
6. Tư cách sáng lập viên:
a) Đối với sáng lập viên cá nhân là công dân Việt Nam phải có: lý lịch tư pháp;cam kết đóng góp tài sản, tài chính để thành lập quỹ;
b) Đối với sáng lập viên là người nước ngoài phải có: lý lịch có xác nhận củacơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch; cam kết góp tài sản,tài chính của cá nhân người nước ngoài đó cho cá nhân, tổ chức Việt Nam để thamgia thành lập quỹ; cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mụctiêu hoạt động của quỹ;
c) Đối với sáng lập viên là tổ chức của Việt Nam: tên và địa chỉ của tổ chức;nghị quyết của Ban Lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ kèm theoQuyết định về số tài sản đóng góp thành lập quỹ, Điều lệ của tổ chức, Quyếtđịnh cử đại diện tham gia hoặc là sáng lập viên thành lập quỹ;
d) Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài: tên đầy đủ và địa chỉ trụ sởchính của tổ chức; Điều lệ của tổ chức; có cam kết góp tài sản, chấp hànhnghiêm chỉnh pháp luật của Việt Nam và mục tiêu hoạt động của quỹ; lý lịchngười đại diện của tổ chức tham gia quỹ có xác nhận của tổ chức.
7. Quỹ được thành lập theo di chúc hoặc hợp đồng uỷ quyền của tổ chức, cá nhân:bản sao di chúc, hợp đồng uỷ quyền có công chứng.
Điều 11. Nội dung cơ bản của Điều lệ quỹ
1. Tên gọi của quỹ.
2. Tôn chỉ mục đích, lĩnh vực và địa bàn hoạt động của quỹ.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của quỹ.
4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hộiđồng quản lý quỹ, Ban kiểm soát, Chủ tịch, Giám đốc và các chức vụ lãnh đạokhác.
5. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ.
6. Nguyên tắc vận động quyên góp, vận động, tiếp nhận tài trợ và thực hiện tàitrợ.
7. Những quy định về tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tàichính.
8. Khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động củaquỹ.
9. Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ.
Điều 12. Điều kiện để quỹ được hoạt động
1. Có giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ do Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấptỉnh) hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đâygọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp.
2. Có tài khoản với đủ số tiền của sáng lập viên đã cam kết đóng góp tại Ngân hàng,Kho bạc Nhà nước nơi quỹ đăng ký mở tài khoản và xác nhận của Hội đồng quản lýquỹ đối với tài sản khác đã cam kết đóng góp của các sáng lập viên.
3. Có trụ sở giao dịch.
4. Đã công bố về việc thành lập quỹ trên 3 (ba) số báo viết, báo điện tử liêntiếp ở Trung ương đối với các quỹ được Bộ Nội vụ cho phép thành lập; báo viết,báo điện tử cấp tỉnh đối với quỹ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chophép thành lập. Nội dung công bố bao gồm: tên quỹ, họ và tên người đứng đầu, sốtài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi mở tài khoản, số tài sản đăng ký ban đầucủa quỹ, lĩnh vực hoạt động chính, địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) của quỹ.
Điều 13. Giấy phép thành lập quỹ và công nhận Điều lệ quỹ
1. Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ:
a) Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấycông nhận Điều lệ quỹ;
b) Giấy phép thành lập quỹ, giấy công nhận Điều lệ quỹ có thể được thay đổitheo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ. Mọi thay đổi trong giấy phép thành lậpquỹ và Điều lệ quỹ phải được Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy bannhân dân cấp huyện cho phép, công nhận;
c) Tối đa 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cấp giấy phép thành lậpquỹ và công nhận Điều lệ quỹ; trường hợp không cấp giấy phép thành lập và côngnhận Điều lệ quỹ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, quỹ không hoạtđộng, giấy phép thành lập hết hiệu lực. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấyphép thành lập quỹ ra quyết định thu hồi giấy phép thành lập.
2. Bộ Nội vụ quy định cụ thể mẫu giấy phép thành lập, mẫu giấy phép công nhậnĐiều lệ quỹ, trình tự, thủ tục cấp, thay đổi giấy phép thành lập và công nhậnĐiều lệ quỹ.
Điều 14. Thẩm quyền cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giảithể quỹ; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập; công nhận Điều lệ quỹ;đổi tên quỹ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền quy định tại Điều này đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thành lập theo điểm b khoản 2Điều 1 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định tại Điều này đốivới quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện.
Căn cứ điều kiện cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền choChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập, hợp nhất, sápnhập, chia, tách, giải thể quỹ; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thànhlập; công nhận Điều lệ quỹ; đổi tên quỹ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹcó phạm vi hoạt động tại huyện, xã.

Chương III
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
Điều 15. Hội đồng quản lý quỹ
1. Quỹ phải có Hội đồng quản lý quỹ. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 3 (ba)thành viên do sáng lập viên đề cử. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ không quá 5(năm) năm. Hội đồng quản lý quỹ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên.
2. Đối với quỹ thành lập trên cơ sở tài sản cho, tặng hoặc di chúc, thành viênlà tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho tài sản đó không chiếm quá 1/3 tổng sốthành viên trong Hội đồng quản lý quỹ.
3. Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông qua phương hướng hoạt động của quỹ;
b) Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của quỹ;
c) Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý quỹ, kế hoạch tài chính,báo cáo quyết toán của quỹ;
d) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng của quỹ;
đ) Quyết định cơ cấu tổ chức quỹ;
e) Đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và Điều lệ quỹ với cơ quan nhànước có thẩm quyền;
g) Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ quỹ và quy định của pháp luật.
4. Hội đồng quản lý quỹ làm việc theo chế độ tập thể; quy chế làm việc của Hộiđồng quỹ được quy định trong Điều lệ quỹ.
Điều 16. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam và do các thành viên Hộiđồng quản lý quỹ bầu với số phiếu quá nửa số thành viên; nhiệm kỳ Chủ tịch quỹcùng nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ. Chủ tịch chủ trì các cuộc họp của Hội đồngquản lý quỹ, điều hành việc triển khai nghị quyết các cuộc họp của Hội đồng.Giúp việc cho Chủ tịch có các Phó Chủ tịch; chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch,Phó Chủ tịch do Điều lệ quỹ quy định.
Trong trường hợp người nước ngoài có nhiều đóng góp cho hoạt động quỹ, được cácthành viên Hội đồng quản lý quỹ nhất trí với số phiếu quá bán, được tôn vinhlàm Chủ tịch danh dự của quỹ.
Điều 17. Giám đốc quỹ
1. Giám đốc quỹ là công dân Việt Nam và do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổnhiệm theo quyết định của Hội đồng quản lý quỹ; nhiệm kỳ Giám đốc quỹ không quá5 (năm) năm. Giám đốc quỹ là người đại diện trước pháp luật của quỹ, chịu tráchnhiệm về mọi hoạt động của quỹ.
2. Giám đốc quỹ có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động của quỹ; chấphành các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý,Điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật.
3. Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệmvề các quyết định của mình.
4. Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của quỹ với Hội đồng quản lý quỹ vàcơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập quỹ.
5. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ theo Điều lệ quỹ và các quy địnhcủa pháp luật về quản lý tài chính, tài sản.
6. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo cácđơn vị trực thuộc.
Điều 18. Ban kiểm soát quỹ
1. Quỹ phải có Ban kiểm soát. Ban kiểm soát quỹ có ít nhất 3 (ba) thành viêngồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ thànhlập Ban kiểm soát và bổ nhiệm các thành viên theo đề nghị của Hội đồng quản lýquỹ. Đối với quỹ có kinh phí hoạt động dưới 100.000.000 đồng/năm (một trămtriệu đồng/năm) thì Hội đồng quản lý thực hiện chức năng kiểm soát quỹ.
2. Ban kiểm soát quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ theo Điều lệ và các quy định của phápluật;
b) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát vàtình hình tài chính của quỹ.
Điều 19. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê
1. Quỹ phải tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê theo quyđịnh của pháp luật.
2. Mở sổ ghi đầy đủ danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và danhsách những đối tượng được tài trợ.
Điều 20. Thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ
1. Quỹ được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nơi khác với nơi đặt trụsở chính của quỹ theo quy định của pháp luật và cần phải được sự cho phép củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và cơ quancó thẩm quyền cho phép thành lập quỹ. Hội đồng quản lý quỹ quyết định thành lậpvà quy định quyền hạn, trách nhiệm của chi nhánh, văn phòng đại diện theo đềnghị của Giám đốc quỹ.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của quỹ, hoạt động của chinhánh, văn phòng đại diện phải tuân thủ Điều lệ của quỹ và chỉ được thực hiệnnhững nhiệm vụ do quỹ giao. Quỹ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của chinhánh, văn phòng đại diện.
3. Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ chịu sự quản lý nhà nướccủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi quỹ đặt chi nhánh,văn phòng đại diện.
Điều 21. Vận động quyên góp, vận động tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và ở nước ngoàinhằm thực hiện mục tiêu hoạt động theo quy định của Điều lệ quỹ và theo quyđịnh của pháp luật.
2. Đối với các cuộc vận động quyên góp, vận động tài trợ ở nước ngoài, trongphạm vi cả nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có đề án và đượccơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ đồng ý bằng vănbản.
3. Đối với các cuộc vận động quyên góp, vận động tài trợ giải quyết hậu quảthiên tai, bão lụt, cứu trợ khẩn cấp do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ quyếtđịnh và phải báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 22. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ đã được công nhận và các quy định của phápluật có liên quan.
2. Trong quá trình hoạt động, quỹ hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sựquản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cánhân, tổ chức trong nước và ngoài nước theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ vàtheo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức đã uỷ quyền và đúngtôn chỉ, mục đích của quỹ.
5. Được tổ chức các dịch vụ và các hoạt động khác theo quy định của pháp luậtđể bảo tồn và tăng trưởng tài sản quỹ.
6. Toàn bộ tiền và tài sản huy động vào quỹ phải sử dụng đúng mục đích, đốitượng:
a) Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiêntai, cứu trợ khẩn cấp phải thực hiện đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền vàtài sản;
b) Đối với các khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêucầu của nhà tài trợ;
c) Đối với nguồn huy động không thuộc khoản a, b Điều này thì phải đảm bảo giảingân tối thiểu 70% (bảy mươi phần trăm) nguồn vốn huy động được trong năm tàichính.
7. Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến tặng hoặc theo hợp đồng, dichúc mà không tổ chức quyên góp và nhận tài trợ thì hàng năm phải dành tốithiểu 5% (năm phần trăm) tổng số tài sản để tài trợ cho các chương trình, dự ánphù hợp với mục đích hoạt động của quỹ.
8. Lưu trữ và công khai hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính củaquỹ; nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ theo quy định của pháp luật.
9. Sử dụng tài sản, tài chính theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ; nộp thuế,phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định củapháp luật.
10. Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự thanh tra,kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, của tổ chức, cá nhân tài trợ và củacộng đồng theo quy định của pháp luật.
11. Hàng năm quỹ phải nộp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáotài chính cho cơ quan cho phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ, cơ quan quảnlý nhà nước về tài chính cùng cấp và thực hiện công khai các khoản đóng góp củaquỹ trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
12. Khi có thay đổi về trụ sở làm việc và nhân sự Chủ tịch, Giám đốc và Kế toántrưởng, quỹ phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.Khi sửa đổi Điều lệ phải được cơ quan nhà nước cho phép thành lập quỹ công nhận.
13. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Quan hệ của quỹ với cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động củaquỹ
1. Quỹ được quan hệ với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tàitrợ cho quỹ hoặc cho các đề án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Quan hệ với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng cácđề án tài trợ theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của quỹ.

Chương IV
TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA QUỸ
Điều 24. Nguồn thu của quỹ
1. Đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức ở trong nước vànước ngoài.
2. Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc từ các hoạt động khác theo quy định củapháp luật.
3. Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhànước có thẩm quyền giao.
4. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 25. Sử dụng quỹ
1. Tài trợ cho các chương trình, các đề án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyếnkhích phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và cácmục đích xã hội khác vì sự phát triển cộng đồng theo Điều lệ quỹ.
2. Tài trợ theo sự ủy nhiệm của cá nhân, tổ chức và thực hiện các dự án tài trợcó địa chỉ theo quy định của pháp luật.
3. Chi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
4. Chi cho hoạt động quản lý quỹ.
5. Được sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ để mua trái phiếu hoặc gửi tiết kiệm.
6. Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng quỹ.

Chương V
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH,
ĐỔI TÊN; TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ GIẢI THỂ QUỸ

Điều 26. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; đổi tên quỹ
Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; đổi tên quỹ được thực hiện theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự, Nghị định này và các quy định của pháp luật khác liên quan.
Điều 27. Tạm đình chỉ hoạt động quỹ
1. Quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động 6 (sáu) tháng, khi vi phạm một trong những quyđịnh sau:
a) Hoạt động sai mục đích, không đúng Điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền công nhận;
b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, công khai tài chính;
c) Tổ chức quản lý và điều hành quỹ sai quy định của pháp luật;
d) Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợcho quỹ;
đ) Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong Điềulệ.
2. Đối với các vi phạm nêu tại khoản 1 Điều này, ngoài việc bị tạm đình chỉhoạt động, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hànhchính bổ sung, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Tuỳ theo mức độvi phạm, những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của phápluật.
3. Quỹ khắc phục được vi phạm trong thời hạn tạm đình chỉ 6 (sáu) tháng, đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép hoạt động trở lại; trườnghợp quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kéo dàithêm 6 (sáu) tháng. Quá thời hạn trên, quỹ không khắc phục được sai phạm sẽ bị giảithể.
Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ quyết định tạm đình chỉ,cho phép quỹ hoạt động trở lại, xử phạt hành chính, chuyển hồ sơ và yêu cầu cơquan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Điều 28. Giải thể quỹ
1. Quỹ có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
2. Quỹ tự giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của Điều lệ quỹ;
b) Mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
c) Không còn khả năng về tài sản, tài chính để quỹ hoạt động.
3. Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không hoạt động liên tục trong 12 tháng; không có báo cáo về tổ chức, hoạtđộng và tài chính trong 2 (hai) năm liên tục;
b) Không tuân thủ các quy định khi xin phép thành lập hoặc tự sửa đổi giấy phéphoặc sau 12 tháng kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thànhlập và công nhận Điều lệ quỹ, sáng lập viên không nộp đủ tài sản như đã cam kếtlàm cho quỹ không có khả năng về tài chính, tài sản để hoạt động;
c) Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngânquy định tại Nghị định này; không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tạiNghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Quá thời hạn tạm đình chỉ, quỹ không khắc phục được vi phạm, giấy phép thànhlập quỹ hết hiệu lực;
đ) Vi phạm một trong các khoản quy định tại Điều 7 Nghị định này;
e) Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ Nội vụ quy định trình tự, thủ tục giải thể quỹ.
Điều 29. Xử lý tài sản khi giải thể quỹ
Tài sản của quỹ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, toànbộ số tài sản còn lại của quỹ được nộp vào ngân sách Trung ương (đối với quỹ doBộ Nội vụ cho phép thành lập), nộp vào ngân sách địa phương (đối với quỹ do Ủyban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập).Nghiêm cấm phân tán tài sản của quỹ.
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hợp nhất, sáp nhập,chia, tách, giải thể quỹ; đổi tên; tạm đình chỉ hoạt động quỹ
Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giảithể quỹ; đổi tên quỹ; tạm đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập; condấu và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹ theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Trách nhiệm của Hội đồng quản lý quỹ trong việc hợp nhất, sáp nhập,chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ
1. Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất,sáp nhập, chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ.
2. Việc xử lý tài sản, tài chính trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giảithể quỹ được thực hiện theo Điều lệ quỹ và quy định của pháp luật.
Điều 32. Khiếu nại, tố cáo
Quỹ có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Trường hợp khiếunại về quyết định tạm đình chỉ hoạt động, giải thể quỹ, thu hồi giấy phép thànhlập, con dấu, trong thời gian chờ giải quyết, quỹ không được hoạt động.

Chương VI
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ
Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạmpháp luật về quỹ theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương thi hành pháp luật về quỹ.
3. Thực hiện thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
4. Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhànước về tổ chức, hoạt động của quỹ.
5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về tổ chức, hoạt động của quỹ.
6. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lýcác vi phạm.
7. Tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động của quỹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành quy chế mẫu về quảnlý tài chính quỹ và hướng dẫn cơ quan tài chính địa phương thực hiện.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính quỹ; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm về tài chính đối với các quỹ do Bộ Nội vụcho phép thành lập.
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với quỹ hoạt động thuộclĩnh vực do Bộ quản lý
1. Tham gia bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập, hợp nhất,sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; công nhận Điều lệ quỹ; đổi tên quỹ; đìnhchỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập quỹ và giải quyết khiếu nại, tố cáovề hoạt động của quỹ thuộc lĩnh vực Bộ, ngành quản lý.
2. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho quỹ tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnhvực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đốivới quỹ, xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các viphạm theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Đối với quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập:
a) Thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của quỹ quy địnhtại khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về quỹ;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quỹ;
d) Xem xét hỗ trợ đối với các quỹ có phạm vi hoạt động tại địa phương;
đ) Xem xét và cho phép quỹ có phạm vi hoạt động tại địa phương nhận tài trợ củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn trong việc quản lý quỹ;
g) Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về tình hình tổ chức,hoạt động và quản lý quỹ ở địa phương.
2. Đối với các quỹ do Bộ Nội vụ cho phép thành lập hoạt động tại địa phương:
a) Ra văn bản chấp thuận hoạt động của quỹ tại địa bàn theo quy định của Nghịđịnh này và pháp luật khác liên quan;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lývi phạm, tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ về hoạt động của quỹ theo quy định của phápluật.

Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 1999của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹtừ thiện.
3. Các quỹ đã được thành lập hợp pháp trước khi Nghị định này có hiệu lực,không phải xin phép thành lập lại, nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theoquy định tại Nghị định này trong thời hạn 6 (sáu) tháng kể từ khi Nghị định nàycó hiệu lực, gửi cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 38. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định chi tiết, hướng dẫn, tổ chứcthực hiện và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.

TM.CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG


Nguyễn Tấn Dũng

 


 

Tin liên quan

Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?
Hợp tác Đóng góp
Go to top